OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

1. Cách tả từng bộ phận, từng nhân vật có gì lí thú? 2. Ai là người nhận ra sai lầm nóng vội của cả bọn? 3. Bác Tai đã nói gì? Lời nói đó có ý nghĩa như thế nào? 4. Truyện có kết thúc như thế nào? 5. Bài học rút ra từ câu chuyện

  bởi Đỗ Ngọc Tường Quyên 31/10/2017
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Dưới đây là gợi ý trả lời 5 câu hỏi của bạn xoay quanh truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" . Mời bạn theo dõi!

    Câu 1. Cách tả từng bộ phận, từng nhân vật có gì lí thú?

    • Truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" đã nhân hoá năm bộ phận của thân thể con người tạo cho mỗi bộ phận một vị thế rất hóm hỉnh: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng.
    • Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó.

    Câu 2. Ai là người nhận ra sai lầm nóng vội của cả bọn?

    • Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra sai lầm để nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay.

    Câu 3. Bác Tai đã nói gì? Lời nói đó có ý nghĩa như thế nào?

    • Chính bác Tai đã kịp nhận ra sai lầm để nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay. Bác đã giải thích cho mọi người: "Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. [...]. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được”.
    • Ý nghĩa
      • Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.

    Câu 4. Truyện có kết thúc như thế nào?

    Sau khi cả bọn nhận ra sai lầm liền đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Cậu Tay kiếm thức ăn bỏ vào mồm lão Miệng. Lão nhai và nuốt vào họng, cụ Bụng căng tròn (có một dị bản nói thế), tức thì ai cũng thấy "đỡ mệt nhọc", dần dần thấy "khoan khoái" như trước. Từ đó, họ bảo nhau thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

    Câu 5. Bài học rút ra từ câu chuyện.

    • Bài học luân lí hàm chứa trong truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" khá sâu sắc:
      • Trong cuộc sống đừng a dua, đừng nghe người ta xui dại, làm bậy mà thiệt hại đến mình.
      • Con người không thể sống riêng biệt một mình mà tồn tại, mà được hạnh phúc. Mỗi người, mỗi bộ phận, mọi tổ chức đều gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau như các bộ phận trong cơ thể.
      • Cũng đừng cho mình là quan trọng nhất mà coi thường người khác, hoặc so bì tị nạnh bon chen trong cuộc sống.
      • Cùng sống, cùng hoà hợp và tồn tại để mưu cầu hạnh phúc là bài học sâu sắc nhất được rút ra từ truyện ngụ ngôn này.
      bởi na na 01/11/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF