OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Trình bày diễn biến khởi nghĩa Lý Bí năm 542?

giúp tui với, mai tui thi rồi!!!

  bởi Lê Tường Vy 16/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (12)

  • Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

    Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
    - Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
    - Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
    - Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

    Trình bày diễn biến khởi nghĩa Lý Bí năm 542?

    - Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
    - Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
    + Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
    + Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

      bởi Trần Hiếu 16/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.

    - Văn hoá :

    + Từ thế kỉ IV, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

    + Người dân chủ yếu theo 2 loại tôn giáo là Hindu giáo và Phật giáo.

    + Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.

    - Xã hội :

    + Được chia thành 3 tầng lớp là : quý tộc, dân tự do, nông dân phụ thuộc và nô tì.

    + Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

    - Nghệ thuật phát triển rất rực rỡ, điển hình là tháp Chăm, các đền, tượng, các bức chạm nổi, . . . .

    - Kinh tế:

    + Rất phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa trên việc trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ.

    + Người Chăm-Pa còn biết dùng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò để kéo cày.

    + Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi.

    + Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao.

    + Ngoài ra còn trồng thêm các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và cây công nghiệp (bông, gai...) hay khai thác lâm sản, thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm, đánh bắt thủy sản. \(\rightarrow\) khá phát triển.

    + Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.

    + Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

    2.

    - Kế hoạch chuẩn bị của Ngô Quyền:

    + Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều công Tiễn giết, Ngơ Quyền kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.

    + Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Quân Nam Hán xâm lược nước ta lấn thứ hai.

    + Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị chống xâm lược: xây dựng trận địa cọc ngầm ở lòng sông Bạch Đằng, gần cửa biển và cho quân mai phục hai bên bờ.

    + Ngoài ra, kế hoạch của Ngô Quyền chủ động và rất độc đáo. Điển hình: Chủ động bằng cách đón đánh quân xâm lược. Độc Đáobằng cách bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiên (thủy triều lên, thủy triều xuống)

    - Diễn biến, kết quả:

    + Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Há do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển của nước ta.

    + Ngô Quyền cho một số thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào trận cọc ngầm lúc nước triều đang lên. Quân giặc hăm hở đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết

    + Khi nước triều bắt đầu rủ nhanh, theo lệnh của Ngô Quyền, quân ta dốc toàn lực đánh quật trở lại, đồng thời, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang đội hình của giặc. Nhiều thuyền lớn của địch va vào bãi cọc đang nhô lên, bị vỡ tan tàn gần hết. Quân ta lao vào đánh giáp lá cà, làm cho quân địch bị chết nhiều, Hoằng Tháo tử trận.

    + Vua Nam Hán hốt hoảng hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn.

    - Ý nghĩa:

    + Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Há do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển của nước ta.

    + Ngô Quyền cho một số thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào trận cọc ngầm lúc nước triều đang lên. Quân giặc hăm hở đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết

    + Khi nước triều bắt đầu rủ nhanh, theo lệnh của Ngô Quyền, quân ta dốc toàn lực đánh quật trở lại, đồng thời, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang đội hình của giặc. Nhiều thuyền lớn của địch va vào bãi cọc đang nhô lên, bị vỡ tan tàn gần hết. Quân ta lao vào đánh giáp lá cà, làm cho quân địch bị chết nhiều, Hoằng Tháo tử trận.

    + Vua Nam Hán hốt hoảng hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn.

    3.

    - Về đời sống tinh thần:

    + Người nguyên thủy đã biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình.

    + Trong quan hệ thị tộc, tình mẹ con, anh em ngày càng gắn bó.

    + Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.

    - Về đời sống vật chất:

    + Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất

    + Biết trồng trọt, chăn nuôi.

    + Biết thường xuyên cải tiến công cụ lao động và sử dụng nhiều loại nguyên liệu làm công cụ và làm đồ gốm.

    + Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều bằng cỏ, cây để ờ. làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.








      bởi Lê Trường Giang 17/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:Năm 938,lịch sử nước ta đã đc chứng kiến sự kiện trọng đại nào?

    - Chiến thắng tren sppng Bạch Đằng

    ý nghĩa của sự kiện đó là gì?

    + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

    + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

    Câu 2:Sau hơn 1000 năm đấu tranh dành độc lập ,nhân dân ta đã để lại cho chúng ta di sản quý báu nào?

    - Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

    + Những phong tục, tập quán quý báu như: bánh chưng, bánh giầy, ăn trầu,...

    + Tinh thần đấu tranh anh dũng.

    + Lòng yêu nước.

    + Nền hòa bình dân tộc.

    + Ý chí vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

    Câu 3:Để xây dựng chính quyền tự chủ ,họ Khúc đã có những việc làm gì? Mục đích của những việc làm đó là gì?

    Những việc làm của Khúc Hạo :

    - Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, định lại mức thuế, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu... 
    - Mục đích : tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

    Câu 4:Nêu diễn biến ,nguyên nhân ,ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

    Diễn biến :

    - Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
    - Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
    - Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta

    Nguyên nhân thắng lợi :

    + Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

    + Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

    Ý nghĩa :

    + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

    + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

      bởi Huyền Linh 18/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.Việc Khúc Thừa Dụ xưng tiết độ sứ có ý nghĩa ntn?

    - Thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.
    - Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

    2.Thời gian giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ dài bao lâu?

    - 16 năm

    3.Những việc làm của Khúc Hạo để củng cố quyền tự chủ nước ta

    - Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
    - Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
    - Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

    4.Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần 1 diễn ra vào năm nào?

    - Năm 930

    5.Ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938

    + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

    + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

    6.Nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của ND ta trong thời kì bắc thuộc

    ​- Nguyên nhân: Do chính sách nhà Hán hách dịch, bóc lột, tô thuế nặng nề. Chúng âm mưu đồng hóa và thuần phục nhân dân ta làm nô nệ. Nhưng không chịu khuất phục, người Việt Nam và các anh hùng kiệt xuất, hào hùng, các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống lại quân thù.

    7.Theo em trong 1000 năm bắc thuộc,nước ta có bị đồng hóa ko.Vì sao?

    - Không vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước và kiên cường chống giặc ngoại xâm.

    8.Viết một bài văn ngắn về tinh thần đấu tranh giành quyền tự chủ dân tộc.Nêu lên thực tế quá trình đấu tranh,n.xét về tinh thần đấu tranh)

    Hơn một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, nhân dân ta 0 lúc nào chịu cam phận mà luôn đấu tranh, chống lại áp bức, đô hộ.Ýchí tự cường, tự lực của dân tộc chưa bao giờ nguôi ngoai được thể hiện ở các cuộc nổi dậy và xưng vương,xưng đế. Chính các cuộc nổi dậy đó đã chuẩn bị tiền đề vật chất và tinh thần cho công cuộc giành quyền tự chủ hoàn toàn vào đầu thế kỉ X ...Sở dĩ, một quốc gia bị nước ngoài thống trị và âm mưu đồng hóa hơn 1000 năm đã vùng lên và giành lại đc quyền tự chủ là nhờ có ý chí của nhân dân ta. Truyền thống đó thấm sâu trong nhân dân như mạch nươc ngầm sâu trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con ngươi , mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cả một cộng đồng người Việt. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để đất nước vươn lên giữ vững nền tự chủ, dựng nước thinh trị trong thời kì sau này

    9.Bài học kinh nghiệm được rút ra từ kế sách đánh giặc của Ngô Quyền

      bởi Thiện Nhân 19/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • c2 Năm 937 kiều công tiễn đã giết dương đình nghệ để cướp ngôi tiết độ sứ . Con rễ của ông là Ngô quyền cùng một số tướng khác đã tập hợp lực lượng để đánh kiều công tiễn . kiều công tiễn bèn đem quân cầu cứu nhà nam hán . nhân cớ đó nhà hán xang xâm lược nước ta .

    năm 938 , đoàn thuyền do lưu hoằng tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta . lúc này thủy triều dâng cao . ngô quyền cho quân đánh nhử giặc vào cửa sông bạch đằng . lưu hoằng tháo thúc quân hăm hở đuổi theo .

    Nước triều bắt đầu rút xuống ngô quyền cho quân dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại . quân nam hán chống cự không nổi đành phải tháo chạy ra biển .

    thủy triều rút . bãi cọc ngầm trên sông nhô lên đâm thủng thuyền giặc . ngô quyêng cho quân tấn công . lưu hoằng tháo bị giết tại trận . cuộc chiến trên sông bạch đằng quân ta giành thắng lợi lớn .

    ý nghĩa :: chiến thắng trên sông bạch đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm ách thống trị của các triều đại phong kiến phương bắc , mở ra nền độc lập lâu dài cho dân tộc .

    c1 TRình bày nguyễn nhân, diễn biến, kết quả của Dương Đình Nghệ ?

    Nguyên nhân:

    -Nhà Hán có ý định quay trở lại xâm lược nước ta.

    -Khúc Thừa Mĩ sang thuần phục nhà Hậu Lương.

    Diễn biến kết quả

    Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.
    Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. Tiếp tục sự nghiệp của cha, Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong cho chức Tiết độ sứ.
    Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.

    Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán nhân đó cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).
    Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
    Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.
    Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

    c3

    1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X

    Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

    Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 – 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 – 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 – 820).

    Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

    2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

    a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

    Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

    Lên làm vua. Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.

    Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương… Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.

    Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.

    Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.

    Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về cổ Loa Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi và từ Hạ Nội lui về giữ Cẩm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương – Hà Tây) Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.

    b) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân

    Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.

    Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến. Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).

    Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân lánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603, nhà Tuỳ đem quân xâm lược. Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

    c) Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

    Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

    Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.

    d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

    Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10 — 938. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Cống Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.

    Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả lua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc bị tiêu diệt.

    Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII viết : “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.

    Quân 13 nhử địch vâo trận địa 4 4 Bãi cọc ngắm Địch tiến quân A A (giả định) Địch tháo chạy.

    Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

      bởi Nguyentuong Vy 21/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

    - Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

    - Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

    - Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.( nguồn : loigiaihay)

    *Nhận xét cách đánh của Ngô Quyền :Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
    - Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
    - Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
    Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

      bởi Teehee Cat 24/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

    - Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

    - Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

    - Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

    - Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

    - Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

    Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

    - Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

    - Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

    - Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc. hoàn toàn thắng lợi.

      bởi trịnh nhu chân 27/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Thời gian, tên, người lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa lớn chống phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ X

    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43)

    Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

    Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542)

    Khởi nghĩa Triệu Quang Phục (548 - 571)
    Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687)
    Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791) Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917) Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938) Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938)

    2. Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

    Nguyên nhân

    ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

    ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

    Ý nghĩa lịch sử:
    - Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
    - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
    - Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

    3. Những việc làm của Lý Bí sau khi giành độc lập. Ý nghĩa của nó

    Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.

    Ý nghĩa: - Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.
    - Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.
    - Việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước ta mãi trường tồn, nhân dân ấm no, hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân.

    4. Chính sách cai trị về văn hóa xã hội của phong kiến phương Bắc đối với nước ta

    - Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta.

    5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

    Nguyên nhân thắng lợi :

    + Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

    + Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

    Ý nghĩa :

    + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

    + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.


      bởi lê thi như hà 30/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Diễn biến :
    - Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
    - Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
    - Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

    Ý nghĩa lịch sử:

    - Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

    - Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta


     

      bởi lê mai huong 03/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -  Những việc làm của họ Khúc :

    + Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc, lập lại số hộ khẩu.

    mấy câu kia không biết làm :3 :3

      bởi Nguyễn Thị Thuỳ Linh 08/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng: - Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên. - Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết. - Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển. - Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước. - Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: - Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. - Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. - Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc. hoàn toàn thắng lợi.

      bởi . Tps . 18/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF