OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Từ ngày thành lập cho đến năm 2001, Đảng ta đã tiến hành mấy lần Đại hội ? Thời gian, địa điểm, nội dung cơ bản ?

  bởi Nguyễn Hiền 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • 1/Đại hội lần I.

    Họp ở Ma Cao (Trung Quốc), 27/3/1935.

    Thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân… về Đội Tự vệ và Cứu tế đỏ.

    Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên. Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư Đảng. Nguyễn Ai Quốc được cử làm đại diện Đảng ta bên cạnh Quốc tế Cộng sản.

    2/Đại hội lần II

    Họp ở Tuyên Quang, từ ngày 11 đến 19/2/1951.

    Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 dự khuyết, thay mặt cho 760000 đảng viên.

    Nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc này là : tiêu diệt thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới.

    Để thực hiện nhiệm vụ này :

    -Cần đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang.

    -Phát triển các đoàn thể quần chúng.

    -Phát triển tinh thần yêu nước.

    -Thực hiện chính sách ruộng đất.

    -Thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam – Lào – Campuchia.

    -Tăng cường đoàn kết quốc tế.

    Nghe báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh. Báo cáo trình bày về đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

    Quyết định Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

    Thông qua Tuyên ngôn, Chính cưong và Điều lệ mới.

    Quyết định xuất bản báo Nhân d6n, cơ quan Trung ương của Đảng.

    Bầu ra Ban chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên. Bộ Chính trị có 7 ủy viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư.

    3/Đại hội lần III

    Họp ở Hà Nội, từ ngày 5 đến 10/9/1960.

    Dự Đại hội có 526 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên.

    Đây là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

    Nghe và thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng.

    Thông qua nghị quyết  về đường lối, nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới.

    Xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới :

    -Tăng cường đoàn kết toàn dân.

    -Kiên quyết đổi mới.

    -Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ  nghĩa ở miền Bắc.

    -Đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

    -Thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ và giàu mạnh.

    -Thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa.

    -Bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

    Thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) nhằm thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà.

    Bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.

    4/Đại hội lần IV.

    Họp tại Hà Nội, từ ngày 14 đến 20/12/1976.

    Lấy lại tên lúc đầu của Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Nêu rõ sự tất yếu và tầm quan trọng của việc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) :

    Phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật nhằm xây dựng một bước cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

    Bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công – nông nghiệp.

    Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân lao động.

    Đại hội bầu Lê Duẩn làm Tổng Bí thư Đảng.

    5/Đại hội lần V.

    Họp tại Hà Nội, từ 27 đến 31/3/1982.

    Tiếp tục thực hiện đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong thời kì quá độ do Đại hội IV đề ra, nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa cho từng chặng đường, từng giai đoạn phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể.

    Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

    Hai nhiệm vụ chiến lược đó tiến hành đồng thời, quan hệ mật thiết với nhau, trong đó xây dựng chủ nghĩa xã hội la nhiệm vụ hàng đầu.

    Đề ra kế hoạch 5 năm (1981 – 1985) với nhiệm vụ :

    Đẩy mạnh cải tạo kinh tế.

    Phát triển thêm một bước và sắp xếp lại cơ cấu kinh tế – xã hội.

    Đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân.

    Giảm nhẹ những chỗ mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế.

    Đại hội bầu Lê Duẩn làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng.

    14/7/1986, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp phiên đặc biệt để  bầu Trường Chinh làm Tổng Bí thư thay cho Lê Duẩn vừa từ trần.

    6/Đại hội lần VI.

    Họp tại Hà Nội, từ 15 đến 18/12/1986.

    Đây là Đại hội đánh dấu bước chuyển sang thơi kì đổi mới.

    Đổi mới về kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

    Đổi mới về kinh tế đặt ra yêu cầu xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đồng thời đặt ra yêu cầu cải tạo quan hệ sản xuất, cải tạo đi đôi với sử dụng và phải nhằm làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất trực phát triển.

    Đề ra kế hoạch 5 năm (1986 – 1990), tập trugn sức người, sức của thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

    Đại hội bầu Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư Đảng.

    7/Đại hội lần VII

    Họp tại Hà Nội, từ 24 đến 27/6/1991.

    Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện thêm về đường lối, chủ trương mới của Đảng.

    Khắc phục những khó khăn, hạn chế trong bước đầu đổi mới, ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.

    Quyết định một số vấn đề về thực hiện chiến lược lâu dài. Đó là thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH và chiến lược ổn định phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000.

    Đại hội đã bầu Đỗ Mười làm Tổng Bí thư Đảng.

    8/Đại hội lần VIII

    Họp tại Hà Nội, từ 28/6/1996 đến 1/7/1996.

    Có 1196 đại biểu, đại diện cho hơn 2 triệu đảng viên.

    Đây là Đại hội tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân..

    Nghe báo cáo chính trị, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1996 – 2000).

    Công bố điều lệ Đảng bổ sung và sửa đổi.

    Đại hội quyết định đưa nước ta đến năm 2020 cơ  bản trở tàhnh một nước công nghiệp.

    Từ nay tới năm 2000 là bước đi rất quan trọng trong thời kì mới:

    Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện.

    Tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

    Vận hành theo cơ chế quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với việc phát triển văn hóa, xã hội, chăm lo nguồn lực con người.

    Thực hiện công bằng xã hội.

    Bảo đảm quốc phòng an ninh.

    Cải thiện đời sống nhân dân.

    Đại hội bầu Đỗ Mười làm Tổng Bí thư Đảng.

    22/12/1997, Hội nghị lần 4 Ban Chấp hành TW Đảng bầu Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư.

    9/Đại hội lần IX.

    Họp tại Hà Nội từ 19 đến 21/4/2001 với nội dung chính là:

    Phát huy sức mạnh toàn dân tộc.

    Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Đẩy mạnh Đại hội trí tuệ – dân chủ – đoàn kết – đổi mới.

    Đại hội bầu Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư Đảng.

      bởi thu trang 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF