OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Từ 1930 – 1975, đường lối bạo lực cách mạng của Đảng đã được thể hiện như thế nào?

  bởi Van Dung 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn tận dụng những điều kiện thuận lợi để tiến hành cách mạng bằng phương pháp hòa bình, đồng thời nhận thức sâu sắc tính tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đập tan bộ máy đàn áp và các hành đọng chống đối của kẻ thù.

    Từ 1930 – 1945, trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, Đảng ta đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo quần chúng tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

    Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng bạo lực tiến hành bằng sức mạnh của lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị đóng vai trò quyết định, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang đóng vai trò hỗ trợ quan trọng.

    Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của một đội quân viễn chinh nhà nghề, Đảng đã phát động một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện.

    Thực chất đây là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, trong có có sức mạnh kết hợp của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

    Lực lượng vũ trang đóng vai trò nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định thành bại trên chiến trường, còn lực lượng chính trị là chỗ dựa, phối hợp và là nguồn bổ sung quan trọng cho lực lượng vũ trang.

    Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đường lối bạo lực cách mạng của Đảng đã được hoàn thiện và cụ thể hóa trở thành một khoa học – nghệ thuật quân sự tài giỏi.

    Trong thời kì này, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang đều được phát huy đến mức cao nhất, có sự phối hợp rất chặt chẽ với nhau thành 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận) tiến công địch liên tục, từ thấp đến cao trên cả 3 vùng chiến lược : rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị.

    Một nét độc đáo trong nghệ thuật chỉ đạo quân sự thời kì này là sự kết hợp chặt chẻ hình thức khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng.

    Sau cuộc khởi nghĩa từng phần (“Đồng khởi” 1960), vì lực lượng vũ trang của địch mạnh, Đảng chủ trương chuyển sang cuộc chiến tranh cách mạng để đối phó với chiến tranh xâm lược của Mỹ – ngụy.

    Từ 1961 – 1975, khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy đã được tiến hành đồng thời, đan xen, hỗ trợ nhau, đưa đến những thắng lợi quyết định mà điển hình nhất là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

      bởi Minh Hanh 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF