OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Từ 1930 – 1945 vấn đề dân tộc ở Đông Dương đã được giải quyết như thế nào?

  bởi Kim Xuyen 26/07/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • – Bán đảo Đông Dương gồm 3 quốc gia dân tộc, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, cùng đoàn kết chống kẻ thù chung. Tuy nhiên việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương trong thời kỳ 1930 – 1945 đã có những cách thức khác nhau.
    – Khi mới ra đời, Đảng CS Việt Nam chủ trương lãnh đạo cách mạng dân tộc, đoàn kết mọi lực lượng trong dân tộc Việt Nam để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và tư sản thành lập chính phủ công, nông, binh. Từ tên Đảng đến việc tập hợp lực lượng dân tộc và việc thành lập chính quyền được giải phóng trong khuôn khổ một quốc gia Việt Nam.

    – Từ tháng 10/1930 vấn đề dân tộc được nhìn nhận trong phạm vi toàn Đông Dương, vì thế Đảng Cộng sản được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm lãnh đạo nhân dân Đông Dương hoàn thành các nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền rồi tiếp tục tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.
    Ngày 18/11/1930 Đảng ra chỉ thị thành lập Hội phản đế Đồng Minh Đông Dương nhằm tập hợp lực lượng trên toàn Đông Dương. Kể từ đây vấn đề dân tộc được giải quyết ở cả 3 nước Đông Dương, thể hiện ở chủ trương thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế Đông Dương (11/1939). Hình thức chính quyền được dự kiến là liên bang Cộng hoà Đông Dương, tức là một chính quyền chung cho cả xứ Đông Dương.

    – 5/1941, hội nghị TW8 chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng, Việt Nam độc lập đồng minh, Ai lao độc lập đồng mimh, Khơ me độc lập đồng minh, thực hiện tập hợp lực lượng trong từng quốc gia…, đoàn kết trong nội bộ từ dân tộc, đồng thời cũng đoàn kết 3 dân tộc chống kẻ thù chung.
    Vấn đề chính quyền cũng được giải quyết trong từng nước. Riêng ở Việt Nam sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lấy lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm lá cờ toàn quốc.

    – Như vậy việc giải phóng vấn đề dân tộc ở Đông Dương đã trải qua những bước khác nhau với những nhận thức khác. Khi thì trong khuôn khổ từng nước khi thì trong phạm vi toàn Đông Dương, trong đó chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước là đúng đắn, nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, phát huy sức mạnh mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh từ giải phóng mình, làm thất bại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù về vấn đề dân tộc, đồng thời tạo điều kiện đoàn kết 3 dân tộc chống kẻ thù chung.

    – Đến đại hội 2 của Đảng (2/1951) cuộc cách mạng của 3 nước Đông Dương có bước phát triển mới -> yêu cầu của cách mạng từng nước là phải thành lập một Đảng Mác – Lê Nin riêng có cương lĩnh phù hợp, tách Đảng cộng sản Đông Dương thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng cách mạng riêng. Ở Việt Nam thành lập Đảng lao động Việt Nam (2/1951). Ở Lào thành lập Đảng nhân dân cách mạng Lào (1955) CPC thành lập Đảng nhân dân cách mạng Cam Pu Chia 1951.

      bởi Dang Thi 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF