OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày những tiền đề dẫn đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sự vươn lên và triển vọng của các khuynh hướng cách mạng lúc đó?

  bởi can chu 26/07/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • 1. Những tiền đề dẫn đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam:

    Sau chiến tranh thế giới nhất (1914 – 1918) Việt Nam trước những biến động lớn:

    – Bên trong:

    + Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp làm xã hội Việt Nam biến chuyển nhanh chóng: Các giai cấp cũ phân hóa mạnh, các giai cấp mới thực sự hình thành (tư sản, tiểu tư sản, vô sản). Với địa vị xã hội của mình, mỗi giai cấp có quan điểm và thái độ chính trị khác nhau.

    + Kế tiếp truyền thống kiên cường bất khuất, toàn dân đồng hành trong sự nghiệp giải phóng.

    – Bên ngoài:

    + Các trào lưu tư tưởng cách mạng tiếp tục tràn vào nước ta.

    + Cách mạng ở Pháp, Trung Quốc phát triển mạnh.

    + Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới, để lại những kinh nghiệm quý báu cho cách mạng thế giới.

    – Dân tộc Việt Nam cần có vĩ nhân để kết nối mọi yếu tố quyết định, để đi tới thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng. Sau thời gian dài tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc xuất hiện đúng vào thời điểm đó.

    2. Sự vươn lên và triển vọng……………

    – Với những bối cảnh khác nhau, ngay sau chiến tranh, cuộc vận động cách mạng Việt Nam xuất hiện hai khuynh hướng:

    + Giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng tư sản phấn đấu trên con đường giải phóng, đưa đất nước đến độc lập, tiến lên tư bản chủ nghĩa.

    + Giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin phấn đấu trên con đường giải phóng, đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa.

    – Đầu những năm 20, các cuộc đấu tranh kinh tế của tầng lớp tư sản dân tộc đã động viên được đông đảo nhân dân tham gia:

    + Năm 1924: Nam kỳ xuất hiện Đảng Lập Hiến.

    + Năm 1927: Quốc Dân Đảng thành lập.

    + Tháng 2/1930: Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ và thất bại …

    Từ Đảng Lập Hiến đến Quốc Dân Đảng và sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái chứng tỏ năng lực chính trị hạn chế của giai cấp tư sản Việt Nam, là sự bế tắc của khuynh hướng cách mạng tư sản – một khuynh hướng chính trị không còn hấp dẫn với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam lúc đó.

    – Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong những năm 1919 – 1925 tuy còn tự phát nhưng đã có những bước tiến rõ rệt (tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925). Giai cấp công nhân đã đi dần vào tổ chức, với sự ra đời của Công hội Đỏ 1920. Từ 1926 với những điều kiện mới, đặc biệt là sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng, phong trào công nhân vươn nhanh lên tầm tự giác. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập, tiên phong, ngày càng lớn mạnh trong xã hội Việt Nam.

    – Càng ngày giai cấp công nhân càng thể hiện năng lực chính trị lớn trong các cuộc đấu tranh cách mnạg lúc đó.

    – Tháng 2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, tạo bước ngoặt trong lịch sử cách mạng và lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam tiến theo con đường duy nhất – con đường cách mạng vô sản.

      bởi bich thu 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF