Trình bày những thành tựu xây dựng đất nước và chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập
Câu trả lời (1)
-
a. Cuộc đấu tranh giành độc lập
Trong những năm 1945 – 1947, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng lên mạnh mẽ.
Quy mô rộng lớn. và khí thế của phong trào đấu tranh đã làm cho chính quyền thực dân Anh không thể tiếp tục thống trị Ấn Độ theo hình thức thực dân kiểu cũ được nữa, phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị cho Ấn Độ và người Anh sẽ rời khỏi Ấn Độ trước tháng 7 -1948.
Trên cơ sở thoả thuận này, ngày 15 – 8 – 1947, Ấn Độ đã tách thành hai quô’c gia: Ấn Độ và Pakixtan.
Không thoả mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc hoàn toàn trong những năm 1948 -1950. Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận độc lập hoàn toàn của Ấn Độ. Ngày 26 -1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà.
b. Những thành tựu xây dựng đất nước và chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập
– Thành tựu:
Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện những kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế- xã hội và văn hoá. Nhờ thành tựu của cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho gần 1 tỉ người và bắt đầu xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp tăng, đặc biệt là công nghiệp nặng, chế tạo máy, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Trong ba thập kỉ cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và viễn thông, và đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ… Cuộc “cách mạng chất xám bắt đầu từ những năm 90 đã đưa Ấn Độ thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
Trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và khoa học – kĩ thuật, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng.
– Chính sách đối ngoại:
Ấn Độ theo đuổi chính sách hoà bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ấn Độ là một trong những nước sáng lập Phong trào không liên kết. Vị thế của Ấn Độ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7 -1 – 1972
bởi het roi 26/07/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời