OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1/1930 - 8/2/1930). Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng.

  bởi Hoa Lan 21/01/2021
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1/Hoàn cảnh lịch sử.

    Do tác động của chủ nghĩa Marx Lenin, phong trào công nhân đã phát triển mạnh mẽ, ý thức giai cấp, ý thức chính trị ngày càng rõ rệt, kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ mạnh mẽ, trong đó, giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng tiên phong, nhưng còn rời rạc, thiếu phương hướng thống nhất.

    Cụ thể là ở Việt Nam lại có đến 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích  tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây trở ngại cho phong trào .

    Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân để lãnh đạo phong trào cách mạng.

    Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (6/1/1930- 8/2/1930, tại Cửu Long Hương Cảng – Trung Quốc)

    2/Nội dung hội nghị.

    Nguyễn Ái Quốc phân tích tình hình thế giới và trong nước, phê bình những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản, đề nghị các tổ chức cộng sản đoàn kết thống nhất lại thành một đảng duy nhất.

    Các đại biểu đã nhất trí bỏ mọi thành kiến, xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tăt, Điều lệ vắn tắt, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, gồm có nội dung cơ bản sau đây :

    -Tính chất: tiến hành Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản.

    -Nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng.

    Mục tiêu:

    Làm cho Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông.

    Tịch thu xí nghiệp, ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản cách mạng chia cho dân nghèo, “chuẩn bị cách mạng thổ địa”.

    -Lực lượng cách mạng: công nông là gốc cách mạng, đoàn kết với tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung, tiểu địa chủ yêu nước.

    -Lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo cách mạng, lấy chủ nghĩa Marx Lenin làm nền tảng tư tưởng.

    -Quan hệ quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đoàn kết với các dân tộc thuộc địa và gia cấp công nhân trên thế giới.

    Đây là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc, kết hợp đúng đắn và sáng tạo vấn đề dân tộc và giai cấp, độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

    3/Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng.

    + Là kết quả  của cuộc đấu tranh  dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân VN trong thời đại mới, Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa CN Mác – phong trào CN và PT yêu nước VN.

    + Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN.

    + Khẳng định cách mạng VN thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối là ĐCS VN; một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo.

    + Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu, đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển  nhảy vọt về sau của cách mạng VN.

    Ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã được chấp nhận gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Hội nghị hợp nhất có ý nghĩa, giá trị như một Đại hội thành lập Đảng vì đã thông qua được đường lối cách mạng Việt Nam.

    Đó là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, là bước ngoặt vĩ đại của giai cấp công nhân, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối GPDT.

    4/Nguyên nhân thành công của Hội nghị.

    -Giữa đại biểu các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều có xu hướng vô sản, đều tuân theo điều lệ của Quốc tế Cộng sản.

    -Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn của cách mạng lúc đó.

    -Do sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản và uy tín cao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

    5/Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    -Nguyễn Ái Quốc là người chọn lựa, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản, xây dựng lý luận giải phóng dân tộc.

    -Truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin về Việt Nam, chuẩn bị tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    -Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1925).

    -Nguyễn Ái Quốc đã huấn luyện và đào tạo được một đội ngũ cán bộ trở thành những hạt nhân để thành lập Đảng.

    -Thống nhất các tổ chức cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt nam vào đầu năm 1930, lấy chủ nghĩa Marx Lenin làm nền tảng tư tưởng.

    -Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (được Hội nghị thành lập Đảng thông qua), đã thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo của chủ nghĩa Marx Lenin trong điều kiện cụ thể ởViệt Nam.

    Đây là sự nghiệp lớn lao và gian khổ, độc đáo và sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

      bởi Anh Nguyễn 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF