Tại sao trong những năm 1897 – 1914, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
Tại sao trong những năm 1897 – 1914, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam? Phân tích tác động tích cực của cuộc khai thác đối với nước ta trong khoảng thời gian đó?
Câu trả lời (1)
-
* Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam:
- Khai thác, bóc lột thuộc địa là mục đích của bất kì cuộc chiến tranh xâm lược nào của các nước đế quốc, trong đó có Pháp…
- Với việc đàn áp xong phong trào Cần Vương (1896), thực dân Pháp cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự. Tình hình Việt Nam tương đối ổn định tạo điều kiện cho Pháp tiến hành cuộc khai thác…
- Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy cai trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Mục đích: bù đắp thiệt hại do cuộc chiến tranh xâm lược gây ra, khai thác bóc lột thuộc địa phục vụ cho sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc Pháp, đồng thời xây dựng cơ sở cho nền thống trị thuộc địa lâu dài…
* Khái quát nội dung cuộc khai thác: chính sách cướp đoạt ruộng đất, tập trung khai thác mỏ, phát triển công nghiệp nhẹ (điện, nước…), chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải…
* Tác động: Tuy bản chất cuộc khai thác là bóc lột thuộc địa nhưng về khách quan cũng đưa lại những chuyển biến tích cực cho Việt Nam về kinh tế, xã hội …
- Về kinh tế: bước đầu du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam, từng bước phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp truyền thống …
- Về xã hội: đưa tới sự ra đời của những lực lượng xã hội mới (giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản), khiến xã hội Việt Nam dần có đủ cơ cấu giai cấp của một xã hội hiện đại; mặt khác, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp trở nên gay gắt hơn cũng thúc đẩy phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ hơn
- Sự biến đổi kinh tế - xã hội do cuộc khai thác thuộc địa đã tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới đầu thế kỉ XX – khuynh hướng dân chủ tư sản, với nhiều điểm mới (lực lượng tham gia đông đảo hơn, hình thức đấu tranh phong phú hơn…)
bởi ngọc trang 16/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời