OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN?

Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN ?

  bởi cuc trang 05/11/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • * Hoàn cảnh ra đời:

    - Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển.

    - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ.

    - Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

    - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.

    * Mục tiêu là tiến hành hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

    * Quá trình phát triển. (thành tựu chính)

                - Từ 1967 -1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

                - Tháng 2/1976, Hội nghị cấp cao lần 1 của ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

                - Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Đương được cải thiện.

                - Mở rộng thành viên của ASEAN, Brunây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Miama (1997), Campuchia (1999).

                - ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015.

    *  Nội dung Hiệp ước Bali:

                +> Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

                +> Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

                +> Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.

                +> Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

                +> Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.

    * Thời cơ và thách thức của Việt Nam

    * Cơ hội:

    - Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

    - Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

    - Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

    - Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

    - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

    * Thách thức:

    - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

    - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

    - Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

     

      bởi Tuan Anh Bui 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF