OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

So sánh thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 với thời cơ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Bài học kinh nghiệm về thời cơ cách mạng.

  bởi Nguyen Dat 22/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • a. Thời cơ trong CMT8:

    - Về khách quan:

    Đến tháng 5/1945, phát xít Đức bị thất bại ở mặt trận châu Âu. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, kẻ thù chung của nhân loại tiến bộ bị tiêu diệt hoàn toàn. Khi phát xít Nhật bị đánh bại ở mặt trận châu Á - TBD, làm cho bọn Nhật ở Đông Dương và bọn tay sai của chúng hoang mang đến cực độ. Đây là cơ hội khách quan thuận lợi cho CMT8 giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.

    - Về chủ quan: Sau 15 năm chuẩn bị mà trực tiếp là thời kì từ năm 1941 trở đi, lực lượng cách mạng của nhân dân ta có quy mô trong toàn quốc và toàn dân tộc, phong trào cách mạng của quần chúng đã phát triển thành cao trào, Đảng tiên phong đã được tôi luyện dày dạn, đã sẵn sàng hoàn thành sứ mệnh phát động và lãnh đạo nhân dân đứng lên đập tan chế độ cũ, giành độc lập dân tộc, thành lập chính quyền nhân dân, xây dựng chế độ mới.

    - Về các tầng lớp trung gian: Do bộ mặt của phát xít Nhật và chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim ngày một phơi bày và vạch trần; lại do ĐCSVN có đường lối cách mạng đúng đắn, cho nên các tầng lớp trung gian trong xã hội đều ngả hẳn về phía cách mạng. Như vậy, thời cơ trong CMT8 là sự kết hợp giữa các yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định để đưa CMT8 thành công.

    b. Thời cơ trong CMMN, chủ yếu là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975:

    Trong CMMN, Đảng ta sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng chính trị và quân sự, kết hợp khởi nghĩa từng phần của quần chúng ở nông thôn với chiến trnah cách mạng, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược, kết hợp giữa đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ…cốt nhằm không ngừng phát triển lực lượng cách mạng để tạo ra thời cơ, cho đến khi Hiệp định Pari kí kết, Mĩ rút khỏi MN. Hiệp định Pari năm 1973 lại là một thời cơ để tiến lên thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975. Bản thân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 cũng là một chuỗi những khâu xuất hiện thời cơ và tạo thời cơ (thời cơ chiến lược và thời cơ cách mạng). Nhiều khi sai lầm của địch trong năm 1975 như Nguyễn Văn Thiệu cho sơ tán khỏi Tây Nguyên cũng là thời cơ thúc đẩy CM tiến lên. Như vậy, thời cơ trong CMMN,nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 chủ yếu dựa vào các điều kiện bên trong, không có điều kiện khách quan thuận lợi như CMT8. Những yếu tố chủ quan đó do ta tạo ra bằng cách tạo lực, tạo thế và tạo thời cơ để tiến lên đánh cho Mĩ cút, nguỵ nhào, gp hoàn toàn MN, thu giang sơn về một mối.

    c. Bài học kinh nghiệm về thời cơ cách mạng

    Kiên trì con đường CM lâu dài, ra sức xây dựng và chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho thật hùng hậu, vững chắc, tuỳ theo sự phát triển của tình hình khách quan và chủ quan mà đưa quàn chúng CM ra đấu tranh để giành thắng lợi từ nhỏ đến lớn, làm chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho CM, chủ động tạo tình thế và thời cơ, lợi dụng tình thế và thời cơ khách quan thì có thể ginàh thắng lợi cơ bản, thắng lợi quyết ddnhj hya hoàn toàn trong thời gian ngắn mà tiết kiệm được xương máu. Nhờ biết chủ động tạo ra tình thế và thời cơ CM mà Đảng ta đã làm cho Cm phát triển với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”

      bởi Hoàng Anh 22/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF