OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

So sánh chiến dịch ĐBP (1954) với chiến dịch HCM (1975) (về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự (cách đánh), kết quả, ý nghĩa lịch sử)

  bởi Lê Nhật Minh 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • a. Về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự

    * Giống nhau: - Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là hai đỉnh cao của hai cuộc tiến công chiến lược (đông - xuân 1953 - 1954 và Xuân 1975).

    - Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất.

    - Đều là những chiến dịch ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc.

    * Khác nhau: - Hoàn cảnh lịch sử:

    + Chiến dịch ĐBP được mở ra khi chưa có HĐGNV.

    + Chiến dịch HCM được mở ra sau khi có HĐ Pari.

    - Địa bàn mở chiến dịch:

    + Chiến dịch ĐBP: Rừng núi

    + Chiến dịch HCM: Thành phố và đồng bằng 

    - Phương châm:

    + Chiến dịch ĐBP: “Đánh chắc tiến chắc”

    + Chiến dịch HCM: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”

    - Thời gian:

    + Chiến dịch ĐBP: lâu dài hơn

    + Chiến dịch HCM: ngắn hơn

    - Thành phần quân chủng và binh chủng

    + Chiến dịch ĐBP: Chỉ có bộ binh và công binh

    + Chiến dịch HCM: Có đầy đủ các quân chủng và binh chủng.

    - Hình thức:

    + Chiến dịch ĐBP: tiến công quân sự của lực lượng vũ trang

    + Chiến dịch HCM: kết hợp tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.

    - Đối tượng tiến công:

    + Chiến dịch ĐBP: chủ yếu là quân viễn chinh Pháp.

    + Chiến dịch HCM: Chủ yếu là quân đội Sài Gòn (quân đội Mĩ đã rút hết về nước).

    - Nghệ thuật quân sự (cách đánh)

    + Chiến dịch ĐBP: Mang tính chất của một cuộc tiến công chiến lược, đánh vào một tập đoàn cứ điểm. Lực lượng chủ yếu tiến công là bộ đội chủ lực . Đánh ở ĐBP theo phương hướng đánh chắc tiến chắc, tiến công tiêu diệt từng cụm cứ điểm của địch, bao vây chia cắt từng căn cứ của địch, cắt đứt nguồn tiếp tế duy nhất bằng đường không của địch rồi Tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm.

    + Chiến dịch HCM: Mang tính chất của cuộc tổng tiến công và nổi dậy, có sự kết hợp giữa tiến công với nổi dậy (tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng). Ta sử dụng 4 quân đoàn chủ lực và 1 lực lượng bộ đội địa phương tạo thành 5 cánh quân để tiến công. Ta đã tổ chức cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, vượt qua phòng tuyến ngoài của địch, tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

    b. Kết quả, ý nghĩa

    * Giống nhau:

    - Đều giành thắng lợi và đây là những chiến thắng vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

    - Đều là những trận đánh mang tính chất chung kết của cuộc đấu tranh gpdt: Chiến thắng ĐBP cùng HĐGNV kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến dịch HCM kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

    - Đều được lịch sử ghi nhận là những chiến công chói lọi như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của TK XX.

    * Khác nhau:

    + Chiến dịch ĐBP: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của TDP, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo đk thuận lợi cho cuộc đtr của ta giành thắng lợi.

    + Chiến dịch HCM: Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, 30 năm đtr gpdt bảo vệ Tổ quốc từ sau CMT8 năm 1945, chấm dứt ách thống trị của CNTD, đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc CMDTDCND trong cả nước, thống nhất đất nước.

      bởi Trần Hoàng Mai 22/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF