OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sau chiến tranh thế giới thứ I, phong trào cách mạng Việt Nam (trong và ngoài nước) đã phát triển như thế nào?

  bởi Anh Trần 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Phong trào ở nước ngoài.

    Sau  Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước của nhân dân ta ở nước ngoài phát triển mạnh, tiêu biểu là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh ở Pháp…

    Đây là một nhân tố làm cho phong trào yêu nước trong nước phát triển.

    Hoạt động của những người Việt Nam yêu nước tại Trung Quốc.

    Phan Bội Châu.

    -Cuối năm 1917, sau khi thoát khỏi nhà tù của bọn quân phiệt Trung Quốc, Phan Bội Châu dự định trở về nước, phát động khởi nghĩa vũ trang đánh đuổi giặc Pháp.

    -Cuối năm 1920, Phan Bội Châu dịch ra chữ Hán cuốn “Điều tra chân tướng Nga La Tư” từ chữ Nhật, viết truyện Phạm Hồng Thái, ngợi ca tinh thần yêu nước.

    -Cuối năm 1924, Phan Bội Châu tiếp xúc với đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh, ngỏ ý muốn gửi thanh niên Việt Nam sang du học .

    -Phan Bội Châu đánh giá cao vai trò của Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội, ông cho rằng Cách mạng Tháng Mười là một cuộc cách mạng mẫu mực, triệt để, chân chính, nhân dân Việt Nam cần noi theo. Ông đã thấy được vai trò quyết định của giai cấp công - nông trong cách mạng ở Việt Nam.

    -Những sự kiện trên chứng tỏ đường lối cứu nước của ông có chuyển biến mới theo xu hướng CM vô sản.

    -Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải (TQ), đưa về nước, kết án tù rồi đưa về an trí ở Huế.

    b. Tâm tâm xã.

    -Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, có nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước sang Trung Quốc tìm con đường cứu nước.

    -Tiêu biểu là nhóm Tâm tâm xã, được thành lập năm 1923 tại Quảng Châu, gồm Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn và Phạm Hồng Thái…

    -Tâm tâm xã là một tổ chức yêu nước tiến bộ nhưng chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng tư sản và cũng chưa bắt gặp chủ nghĩa Mark Lenin.

    -Với lòng yêu nước nồng nàn, các hội viên Tâm tâm xã đã có những hoạt động chống Pháp quyết tử, tiêu biểu là ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái đã ám sát toàn quyền Merlin ở Sa Diện (Quảng Châu). Tuy vụ ám sát không thành và Phạm Hồng Thái đã hy sinh oanh liệt, nhưng tiếng bom Sa Diện đã gây tiếng vang lớn, khích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam, báo hiệu một thời kì mới của cách mạng Việt Nam như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.

    c. Hội Việt Nam Cách mạmg Thanh niên.

    +Hoàn cảnh ra đời.

    -Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái đã gọi nhiều thanh niên yêu nước sang Quảng Châu.

    -11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc).

    Tại đây Người đã chọn một số thanh niên từ trong các tổ chức yêu nước của người Việt Nam ở đây, cùng với một số người ở trong nước ra để sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào tháng 6/1925, với hạt nhân là Cộng sản đoàn.

    -Đây là một tổ chức có tính chất vô sản sớm nhất ở nước ta.

    +Nội dung hoạt động

    -Mục đích: “làm một cuộc cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp, giành lại độc lập) rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).

    -Nhiệm vụ là nhằm đào tạo một đội ngũ cán bộ đem chủ nghĩa Marx Lenin và đường lối GPDT truyền bá vào trong nước, gây dựng cơ sở cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phát triển và có cơ sở ở nhiều nơi trong nước, kể cả trong Việt kiều ở Thái Lan, thu hút nhiều thanh niên yêu nước tham gia.

    Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên rất chú trọng công tác tuyên truyền và đào tạo cán bộ, ra báo Thanh niên (21/06/1925), mở nhiều lớp huấn luyện.

    Nội dung huấn luyện rất phong phú (lịch sử cách mạng thế giới, ba Quốc tế Cộng sản …).

    Đặc biệt các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được in thành tác phẩm Đường Kách mệnh.

    Sau cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp, đây là tác phẩm đầu tiên vận dụng chủ nghĩa Marx Lenin vào hoàn cảnh Việt Nam, vạch ra một loạt các vấn đề căn bản của cách  mạng nước ta (lí luận cách mạng, đối tượng, nhiệm vụ, lực lượng cách mạng…), có tác dụng giáo dục rất lớn.

    -Năm 1928, Hội đã đưa nhiều cán bộ về nước hoạt động, thực hiện phong trào “vô sản hóa” để vận động quần chúng và rèn luyện cán bộ theo lập trường của giai cấp công nhân.

    -Ảnh hưởng của Hội rất lớn, tác dụng đến cả một số tổ chức yêu nước lúc đó, đặc biệt là tổ chức Tân Việt.

    +Vai trò.

    -Đào tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo. Được sự giúp đỡ của Nguyễn Ái Quốc, họ đã chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản, thành những hạt nhân để thành lập Đảng ta sau này.

    -Truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin vào trong nước, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta phát triển theo xu hướng vô sản.

    -Bước chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    *Tóm lại : thông qua các hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã đưa việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng tiến lên một bước mới.

    Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên đã trờ thành tổ chức tiền thân của Đảng ta.

    +Ý nghĩa

    Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời, đã hoàn thành xuất sắc việc tuyên truyền, tổ chức, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chứng tỏ xu hướng vô sản đang thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam.

    Hoạt động của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.

    Phan Chu Trinh.

    Tháng 7/1915, sau khi ra khỏi nhà tù của chính quyền Pháp tại Paris, Phan Chu Trinh tham gia thành lập “Hội những người Việt Nam yêu nước” để tập họp và vận động Việt kiều tham gia chống thực dân Pháp.

    Sau khi Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp, Phan Chu Trinh đã cùng Phan Văn Trường đã giúp đỡ Nguyễn Tất Thành trong thời gian đầu hoạt động tại Pháp.

    Năm 1922, khi vua Khải Định sang Pháp, Phan Chu Trinh đã diễn thuyết phản đối Khải Định lên án chế độ quân chủ thối nát ở Việt Nam, viết “Thất điều thư” lên án 7 tội đáng chém của vua Khải Định. Bức thư đã góp phần khích lệ tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp, phong kiến của nhân dân ta trong và ngoài nước.

    Từ 1911 – 1925, đường lối cứu nước của Phan Chu Trinh không thay đổi (nâng cao dân trí, thực hiện dân quyền, hô hào cải cách xã hội, phê phán chế độ thuộc địa phong kiến để tiến tới cứu dân cứu nước) nhưng đến năm 1922, Phan Chu Trinh đã bắt đầu nhận ra được những hạn chế của mình, tán đồng chủ nghĩa Marx Lenin và khuyên Nguyễn Ái Quốc về nước thực hành chủ nghĩa Marx Lenin để cứu nước.

    Tháng 6/1925, Phan Chu Trinh về nước. Tại Sài Gòn, Phan Chu Trinh vẫn tiếp tục diễn thuyết phê phán chế độ quân chủ và nho giáo, đề cao dân quyền, dân chủ phương Tây.

    b. Nguyễn Ái Quốc.

    Sự chuyển biến trong tư tưởng, đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc tiêu biểu cho sự chuyển biến mới của phong trào cách mạng Việt Nam.

    Từ năm 1919, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc dần dần đưa phong trào yêu nước của Việt kiều tại Pháp phát triển theo xu hướng cách mạng vô sản, nhờ đó, những hoạt động yêu nước tại Pháp phát triển mạnh mẽ hơn trước:

    Phong trào đòi hồi hương những người Việt bị bắt sang Pháp tham gia chiến tranh thế giới thứ I.

    Tham gia các cuộc mít tinh, biểu tình, diễn thuyết do Đảng Cộng sản Pháp tổ chức để phản đối sự can thiệp của các nước đế quốc vào nước Nga Xô viết.

    Tổ chức người đưa đón, giúp đỡ cán bộ cách mạng vận chuyển sách báo (Người cùng khổ, Việt Nam hồn, Nhân đạo, Tạp chí Công nhân), tài liệu chủ nghĩa Marx Lenin về nước để tuyên truyền giác ngộ nhân dân.

    c. Những tổ chức yêu nước khác.

    Nhiều trí thức yêu nước Việt Nam tiếp thu chủ nghĩa Marx Lenin đã thành lập các tổ chức yêu nước như Hội những người lao động trí óc Đông Dương (1925), Hội bênh vực lao động An Nam (1927) sau đổi thành Hội Liên hiệp Lao động Đông Dương.

    Tóm lại, phong trào yêu nước của Việt kiều ở nước ngoài có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

    II. Phong trào ở trong nước.

    Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông với nhiều hình thức đấu tranh sôi nổi và phong phú.

    Phong trào công khai.

    Trong giai đoạn này, giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản đã lãnh đạo phong trào chống thực dân Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

    -Nhằm mục đích chống lại sự chèn ép, kìm hãm của tư sản Pháp, tư sản Việt Nam đã tổ chức những phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923)…

    -Phong trào báo chí của tư sản cũng phát triển để bênh vực quyền lợi của mình.

    -Đảng Lập hiến (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long) ra đời ở Nam Kì tập hợp lực lượng của tư sản và địa chủ, đã đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để tranh thủ đồng tình ủng hộ của quần chúng, nhưng khi Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi thì họ sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp.

    -Các hoạt động trên của giai cấp tư sản chỉ mang tính chất cải lương, nên nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.

    -Tầng lớp tiểu tư sản trí thức được tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam, Thanh niên Cao vọng, Đảng Thanh niên, Tâm tâm xã…

    -Họ đã có nhiều hoạt động sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khoá, bãi thị, ra báo (Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng dân), lập các nhà xuất bản tiến bộ (Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã)… để cổ động tinh thần yêu nước, đòi các quyền tự do dân chủ.

    +Một số sự kiện có tiếng vang lớn là:

    -6/1924, tiếng bom Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào yêu nước.

    -Đấu tranh đòi Pháp phải thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (11/1925).

    -Lễ đưa tang và truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh (3/1926).

    -Cuộc đấu tranh đòi Pháp phải thả Nguyễn An Ninh (3/1926).

    b. Phong trào bí mật

    Trong phong trào yêu nước dân chủ của những năm 1925 – 1928 đã ra đời Việt Nam Quốc dân Đảng (25/12/1927).

    -Đây là một đảng cách mạng hoạt động bí mật, chống Pháp bằng đường lối bạo động vũ trang theo khuynh hướng dân chủ tư sản, với mục tiêu là đánh đổ đế quốc, phong kiến, thành lập dân quyền, đại diện quyền lợi của tư sản dân tộc, tiểu tư sản lớp trên.

    -Việt Nam Quốc dân Đảng sớm bị Pháp khủng bố.

    -9/2/1930, khởi nghĩa Yên Bái nổ ra nhưng nhanh chóng bị dập tắt kéo theo sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng.

    Cuộc khởi nghĩa đó tuy thất bại, song nó đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước đồng thời cũng biểu lộ tính non yếu, không vững chắc của phong trào dân tộc dân chủ của tư sản dân tộc Việt Nam.

    c. Phong trào văn hoá tiến bộ.

    Song song và kế tiếp phong trào đấu tranh chính trị là phong trào văn hoá tiến bộ tuyên truyền tư tưởng dân tộc dân chủ.

    Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tầng lớp trí thức yêu nước, tiến bộ đã sử dụng báo chí sách vở để trình bày quan điểm chính trị của mình và giác ngộ, vận động quần chúng cách mạng.

    + Báo chí của trí thức có tư tưởng dân chủ tư sản, quốc gia cải lương. Những người này đã dùng những tờ báo tiếng Pháp để vạch trần những tên quan cai trị tàn ác, phản động và đòi thực dân thi hành một số quyền tự do dân chủ.

    Những tờ báo tiêu biểu là: Diễn đàn bản xứ (La tribune indigène) của Nguyễn Phú Khai, Bùi Quang Chiêu, Diễn đàn Đông Dương (Ka tribune Indochinoise), Tiếng vang An Nam (L’Écho Annamite).

    + Báo chí của những trí thức có tư tưởng tiến bộ.

    Những người này đã dùng những tờ báo tiếng Pháp để phê phán, lên án chế độ thực dân và bọn quan lại thối nát, phản động chủ trương xây dựng nền văn hoá dân tộc tiến bộ, đả phá chủ nghĩa “Pháp – Việt đề huề”, trích đăng các bài trên báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp, một số tài liệu về Cách mạng tháng Mười, về chủ nghĩa Marx Lenin và tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc.

    Những tờ báo tiêu biểu là: Chuông rè (La Cloche fêlée) của Nguyễn An Ninh, An Nam (L’Annam) của Phan Văn Trường, An Nam trẻ (Le Jeune Annam), Người Nhà quê (Le Nhaque) của Nguyễn Khánh Toàn…

    + Những tờ báo tiếng Việt.

    Những tờ báo tiếng Việt đã truyền bá nề văn hoá tiến bộ và tư tưởng dân chủ.

    Những tờ báo tiêu biểu là: Hữu Thanh của Tản Đà (Hà Nội), Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng (Huế), Đông Pháp thời báo của Trần Huy Liệu (Sài Gòn)…

    + Các nhà xuất bản tiến bộ

    Xuất bản, mua bán các sách báo yêu nước cách mạng. Tiêu biểu là: Nam Đồng thư xã của Phạm Tuấn Tài (Hà Nội), Quan hải tùng thư của Đào Duy Anh (Huế), Cường Học thư xã của Trần Huy Liệu (Sài Gòn).

    d. Kết luận.

    Phong trào văn hoá tiến bộ đã khích lệ lòng yêu nước, đấu tranh giành độc lập, dân chủ của nhân dân và thanh niên, đồng thời truyền bá những trào lưu tư tưởng cách mạng mới, góp phần đưa phong trào yêu nước dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.

    Nguyên nhân thất bại.

    -Các phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng, đã phát triển mạnh từ sau chiến tranh, đều lần lượt đi đến thất bại vì:

    Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam rất non yếu về kinh tế, què quặt về chính trị.

    Thiếu cơ sở vững chắc trong mọi tầng lớp nhân dân.

    Tổ chức kém, không khoa học, hàng ngũ phức tạp, thường bị bọn tay sai Pháp chui vào phá hoại.

    Phong trào không đủ sức chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển.

    -Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng  tư sản bắt nguồn sâu xa từ cơ sở kinh tế và giai cấp của xã hội Việt nam sau chiến tranh thế giới thứ I.

    -Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc tuy thể hiện lòng yêu nước nhưng mang tính cải lương, bồng bột và nhất thời, dễ thỏa hiệp nên ngày càng xa rời quần chúng.

    -Hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản tuy mạnh mẽ, chúa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn (thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, chống Pháp), được quần chúng ủng hộ nhưng cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi do thiếu đường lối chính trị đúng đắn nên không tập hợp được đông đảo nhân dân, không đủ sức chống lại sự đàn áp của thực dân Pháp để giành độc lập.

    -Phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt nam đã thể hiện tính chất non yếu, không vững chắc nên không thể đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

    +Tóm lại:

    Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng Việt Nam đang thời kì khủng hoảng giai cấp lãnh đạo.

    Sự khủng hoảng giai cấp lãnh đạo thể hiện qua việc các chính đảng tư sản và tiểu tư sản đều không đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, tiêu biểu là:

    Không nhận rõ kẻ thù là đế quốc và phong kiến.

    Không thấy được lực lượng cơ bản của cách mạng là công - nông.

    Không có phương pháp cách mạng đúng đắn và những biện pháp tổ chức khoa học.

    Không nhận thức được xu thế phát triển của thời đại mới.

    Vì vậy, chỉ có giai cấp công nhân Việt Nam, với những phẩm chất tốt đẹp cùng những đặc điểm riêng biệt độc đáo, mới thực sự là người đại biểu đầy đủ và trọn vẹn nhất cho lợi ích của toàn thể dân tộc, mới là giai cấp có khả năng lãnh đạo và đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.

    Nhưng để trở thành người lãnh đạo cách mạng, giai cấp công nhân phải tự tổ chức thành chính đảng cách mạng, bằng cách tiếp thu và giác ngộ chủ nghĩa Marx Lenin.

      bởi Nguyễn Trọng Nhân 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF