OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

  bởi Sasu ka 26/07/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • – Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính (1946-1950)

    25-11-1945, chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã chỉ rõ kẻ thù chính là Pháp.

    19-10-1946, Hội nghị quân sự toàn quốc được triệu tập xác định rõ chủ trương phải đánh Pháp.

    20-12-1945, TW ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

    22-12-1946 HCM ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.

    9-1947, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh được xuất bản.

    Đường lối kháng chiến thể hiện rõ trong các văn kiện nêu trên với nội dung cơ bản:

    + Mục đích của cuộc kháng chiến: Đánh thực dân Pháp, giành độc lập thống nhất.

    + Tính chất của cuộc kháng chiến: trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

    + Chính sách kháng chiến: Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Liên hiệp với dân tộc Pháp chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết toàn dân. Thực hiện toàn dân kháng chiến… phải tự cấp, tự túc về mọi mặt.

    + Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đoàn kết toàn dân thực hiện quân, chính, dân nhất trí… Động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến. Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc. Củng cố chế độ dân chủ cộng hòa… Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc.

    + Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân, toàn diên, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

    + Về triển vọng của kháng chiến: mặc dù lâu dài và gian khổ nhưng thắng lợi nhất định sẽ về ta.

    – Phát triển đường lối theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội (1951-1954)

    + 1947 ta giành thắng lợi Việt Bắc.

    + 1950 ta giành thắng lợi trong chiến dịch Biên Giới.

    + 1951, tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương có những chuyển biến tích cực.

    + 2- 1951, Đại hội II của Đảng được triệu tập.

    Đại hội quyết định tách đảng và thông qua một số văn kiện quan trọng. Đại hội thông qua Chính cương Đảng Lao động Việt Nam do Trường Chinh soạn thảo với nội dung cơ bản:

    – Tính chất xã hội: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến.

    – Mâu thuẫn: giữa tính chất dân chủ nhân dân với tính chất thuộc địa.

    – Đối tượng của cách mạng: đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; đối tượng phụ là địa chủ phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.

    Nhiệm vụ của cách mạng: đánh đuổi thực dan Pháp xâm lược, xoá bỏ các di tích phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

    Ba nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với nhau, song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc. Động lực của kháng chiến: công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc, ngoài ra là những địa chủ yêu nước và tiến bộ. Tất cảc các bộ phận đó họp lại thành nhân dân mà nòng cốt là công nhân, nông dân và lao động trí thức.

    – Đặc điểm của cách mạng: là cuộc cách mạng tư sản dân quyền lối mới tiến triển thành cách mạng XHCN.

    – Triển vọng của cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới XHCN.

    Con đường đi lên CNXH: qua 3 giai đoạn:

    Gđ thứ nhất: hoàn thành giải phóng dân tộc.

    Gđ thứ hai: xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.

    Gđ thứ ba: xây dựng cơ sở cho CNXH, tiến lên thực hiện CNXH.

    Ba giai đoạn không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ, xen kẽ với nhau.

    Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của cách mạng: người lãnh đạo là giai cấp công nhân; mục đích là phất triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ XHCN.

    Chính sách của Đảng: có 15 chính sách nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

    Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hoà bình và dân chủ, thực hiên đoàn kết Việt- Trung- Xô, Việt- Miên- Lào…

    Đường lối tiếp tục được bổ sung

      bởi Lê Viết Khánh 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF