OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Quá trình chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được tiến hành như thế nào?

quá trinh chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được tiến hanh như thế nào. qua đó ,em có nhận xét gì

  bởi Vũ Hải Yến 10/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (3)

  • Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề chính quyền (vị trí, chức năng, vai trò, hình thức, tính chất...chính quyền, nhà nước, tập dượt cho nhân dân nắm giữ chính quyền); về khởi nghĩa vũ trang (chuẩn bị cho khởi nghĩa, nghệ thuật khởi nghĩa, bạo lực cách mạng, thời cơ, tình thế cách mạng giành chính quyền) vào hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (dân tộc dân chủ nhân dân) và phù hợp với quyền lợi, nguyện vọng thiết thân của mọi tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc.

    Nghiên cứu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm giành, giữ chính quyền cách mạng nhiều nước trên thế giới và Việt Nam (Chính quyền nhà nước Xô viết Công Nông Binh trong cách mạng tháng X Nga năm 1917, chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930), ở Việt Nam...

    Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi được Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng lãnh đạo trải qua 3 cuộc tổng diễn tập: phong trào cách mạng 1930 - 1931 đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, Cao trào Dân chủ 1936 - 1939 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (9/3 - 14/8/1945) đã đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi vẻ vang, khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    qua đây em có nhận xét:

    Như vậy, tư tưởng, đường lối đúng đắn, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề chính quyền của Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

    Trong quá trình lãnh đạo chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng lựa chọn mô hình, hình thức, tính chất chính quyền Nhà nước Dân chủ Nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, phù hợp với quyền lợi, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân và dân tộc Việt Nam. Chọn Mặt trận Thống nhất Dân tộc làm hình thức chính quyền quá độ; thông qua tổ chức, hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm về giành giữ chính quyền, tập dượt cho cán bộ, nhân dân làm quen việc nắm giữ chính quyền, quản lý đất nước, xã hội. Chuẩn bị chu đáo cho khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chin muồi... Chính vì vậy, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc ở nước ta tháng Tám năm 1945, "thành công trong thời gian tương đối ngắn và ít đổ máu". Cách mạng tháng Tám 1945 ghi vào lịch sử dân tộc một trang chói lọi, tạo dựng cơ sở khoa học vững chắc để hậu thế tiếp tục nghiên cứu và không ngừng phát huy truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam.

      bởi Nguyễn Tân 10/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tiến hành từ khởi nghĩa từng phần rồi tiến lên tổng khởi nghĩa

      bởi Hoàng Waiter 18/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Công cuộc chuẩn bị, tập dượt giành giữ chính quyền và khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

    * Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng tổ chức, lãnh đạo Đảng và nhân dân chuẩn bị, tập dượt giành giữ chính quyền.

    + Giai đoạn từ tháng 9/1939 đến 9/3/1945

    - Thời gian từ tháng 9/1939 đến tháng 5/1941:

    Đầu năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Theo dõi sát diễn biến của chiến tranh, Đảng ta nhận định: "Nếu cuộc chiến tranh thế giới lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công"(2).

    Nhận định của Đảng dựa trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, thể hiện tư duy nhạy bén của Đảng về quy luật vận động tất yếu: có áp bức, có đấu tranh. Nhận định này chứng minh tầm vóc, tư duy chiến lược của Đảng và Bác Hồ sớm nhận thấy quy luật vận động cách mạng, dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai, thực hiện nhiệm vụ để thúc đẩy cách mạng từng bước phát triển. Tức là, không thụ động chờ thời cơ, mà sáng tạo, tích cực, chủ động tiến hành đấu tranh cách mạng, từng bước tạo thế, lực và thời, thúc đẩy thời cơ nhanh chóng chín muồi.

    Do đó, trong thời gian này đã thông qua các Hội nghị Trung ương lần thứ 6, tháng 9/1939, tháng 9/1939 và Hội nghị trung ương lần thứ 8, tháng 5/1941, Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng đã đề ra, hoàn chỉnh đường lối chung của cách mạng Việt Nam, Đông Dương và chủ trương đường lối về vấn đề chính quyền trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám năm 1945. Công việc chuẩn bị về chính quyền và khởi nghĩa giành chính quyền được tiến hành từ Hội nghị Trung ương 6 (9/1939), nhưng được đẩy mạnh từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941).

    Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập, công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ đoàn kết hết thảy mọi lực lượng yêu nước toàn dân tộc đánh đuổi Pháp - Nhật cứu nước.

    - Từ tháng 5/1941 - 9/3/1945

    Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Mặt trận Việt Minh vận động, tổ chức quần chúng tham gia các hoạt động cứu quốc, cuẩn bị lực lượng chính trị, võ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ, chuẩn bị chính quyền...cho cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ giữa năm 1941 đến 1944 cơ sở, tổ chức của Mặt trận Việt Minh được xây dựng, phát triển ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái, phát triển xuống các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ. Sau ngày 9/3/1945, cơ sở, tổ chức của Mặt trận Việt Minh thành lập và hoạt động ở Nam Bộ.

    Theo Hồ Chí Minh, khi xây dựng được căn cứ địa "phải thành lập chính quyền cách mạng trong địa phương. Chưa thành lập được chính quyền địa phương thì căn cứ địa khó thành lập và không thể củng cố được" [7, 504]. Ở các căn cứ địa cách mạng, căn cứ du kích, vùng do Việt Minh làm chủ Mặt trận Việt Minh thi hành Chương trình Việt Minh, nội dung bao gồm những chính sách cơ bản chuẩn bị cho một chính quyền nhà nước cách mạng đang hình thành. Mặt trận Việt Minh với bản chương trình của mình đã tạo ra một hình thức tổ chức và nội dung hoạt động của một chính quyền quá độ để quần chúng tập dượt nắm giữ chính quyền và quản lý xã hội.

    Tổng bộ Việt Minh thường xuyên kịp thời chỉ đạo việc tập dượt cho quần chúng nắm giữ chính quyền, chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền. Lời kêu gọi của Việt Minh, ngày 11/12/1941, sau khi lên án tội ác của Pháp - Nhật, chỉ ra cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam đang đến,, Việt Minh kêu gọi: " Hỡi các tầng lớp nhân dân: già , trẻ, trai, gái! Hỡi các phái Đảng cách mệnh! Hãy mau mau thống nhất tranh đấu chống Pháp - Nhật... Đặng tiến lên cướp chính quyền". Ngày 15/11/1942, Tổng bộ Việt Minh ra bản Chỉ thị, trong đó chỉ ra một cách cụ thể 3 bước khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta: "Vấn đề chính quyền của cách mạng ở xứ ta có 3 bước:

    a. Lúc vũ trang khởi nghĩa lấy được một địa phương phải thành lập ngay được chính phủ nhân dân địa phương ấy. Trừ bọn Việt gian và bọn phản động ra, toàn dân nam, nữ trong địa phương từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử để bầu ra chính phủ nhân dân địa phương. Chính phủ nhân dân địa phương làm ngay những việc sau này: Bỏ sưu thuế và bỏ phu; cho nhân dân tự do; tổ chức công việc lợi ích cho dân như giáo dục, canh nông, buôn bán, v.v... Tổ chức quân sự để đeo đuổi cuộc khởi nghĩa.

    b. Lúc vũ trang khởi nghĩa lấy được một địa phương khá to thì thành lập chính phủ nhân dân lâm thời toàn quốc.

    c. Lúc vũ trang khởi nghĩa, lấy được toàn quốc thì thành lập chính phủ nhân dân chính thức toàn quốc do toàn dân bầu ra. [6, 447; 484]

    Sang năm 1943 - 1944, khi tình hình quốc tế, trong nước chuyển biến thuận lợi, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc (10/1944) chỉ ra: Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng giành độc lập, giành chính quyền chỉ "trong một năm hoặc năm rưỡi nữa". Người cho rằng ta phải có một cơ cấu đại biểu quốc dân do Toàn quốc đại biểu Đại hội bầu cử ra có đủ lực lượng, uy tín: "trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang". [7, 505]

    Tổng bộ Việt Minh cũng đã có "Chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa" (7/5/1944), "Sắm võ khí! Đuổi thù trong!" (10/8/1944) [7, 491 - 505] nhằm bồi dưỡng, nâng cao tinh thần chiến đấu kiến thức, kinh nghiệm khởi nghĩa; đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức, huấn luyện lực lượng vũ trang cách mạng; tự chế tạo, mua sắm vũ khí hoặc cướp súng của giặc để tự trang bị; lựa chọn cơ hội thuận lợi khởi nghĩa giành chính quyền. Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập (22/12/1944).

    Cho đến cuối năm 1944 đầu năm 1945, hậu quả của chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của Nhật - Pháp dẫn tới nạn đói khủng khiếp xảy ra, làm hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc chết đói. Đảng và Mặt trận Việt Minh kịp thời đưa ra khẩu hiệu "phá kho thóc giải quyết nạn đói", đã huy động và tập hợp hàng triệu quần chúng tham gia giải quyết nạn đói; đồng thời qua phong trào phá kho thóc cứu đói cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của quần chúng. Nhiều nơi quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

    - Giai đoạn từ 9/3 đến 14/8/1945

    Mâu thuẫn giữa Nhật - Pháp ngày càng tăng cao. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để nắm độc quyền Đông Dương. Cách mạng Đông Dương chỉ còn một kẻ thù là Nhật. Nhưng Nhật còn mạnh, nên thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc chưa chin muồi. Thường vụ Trung ương Đảng ra "Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12/3/1945), lãnh đạo nhân dân tiếp tục đẩy mạnh công việc chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc khi thời cơ chin muồi, như: mở rộng cơ sở Việt Minh, phát triển tự vệ cứu quốc, du kích, tiểu tổ du kích, thành lập những căn cứ địa mới, thống nhất các chiến khu, thành lập Việt Nam cứu quốc quân, tổ chức Ủy ban quân sự cách mạng (Ủy ban khởi nghĩa). Về tổ chức chính quyền thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng vừa có tính chất Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật vừa có ý nghĩa "tiền chính phủ" của đồng bào trong các xí nghiệp, các làng... Thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng" và "Ủy ban công nhân cách mạng" ở những vùng quân du kích hoạt động. Thành lập "Ủy ban nhân dân cách mạng Việt Nam" theo hình thức một Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. [6, 371]

    Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Đảng phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Đây cũng là thời kỳ cao trào tiền khởi nghĩa, giành chính quyền từng địa phương để tiến lên  tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc khi thời cơ chín muồi. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước lực lượng võ trang cách mạng không chỉ chặn đánh quân Nhật, tay sai mà còn phối hợp với lực lượng quần chúng cách mạng nổi lên khởi nghĩa lật đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng ở căn cứ địa Việt Bắc và nhiều nơi trong toàn quốc.

    Giữa tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ họp quyết định phát triển lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân là lực lượng nòng cốt trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Xây dựng các chiến khu chống Nhật; cử ra Ủy ban quân sự cách mạng để chỉ huy các chiến khu...

    Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về việc hướng dẫn tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp và trong phạm vi cả nước lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.

    "Ủy ban dân tộc giải phóng là hình thức tiền Chính phủ, trong đó nhân dân học tập để tiến lên giữ chính quyền cách mạng". [6, 535]

    Ngày 15/5/1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập.

    Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời gồm các tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái. Trong khu giải phóng các Ủy ban nhân dân cách mạng do nhân dân bầu ra thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng trở thành căn cứ vững mạnh để tiến lên giải phóng toàn quốc.

    Cao trào kháng Nhật cứu nước dâng cao trong cả nước. Chính quyền cách mạng đã thành lập ở nhiều địa phương. Tình thế cách mạng đang hình thành, Lực lượng cách mạng cùng nhân dân cả nước gấp rút hoàn thành công việc chuẩn bị, đón thời cơ vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc.

    2. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc thắng lợi (14/8 - 2/9/1945).

    - Trung tuần tháng 8/1945, thời cơ cách mạng chín muồi.

    - Đêm 13/8 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra Quân lệnh số 1 phát động tổng khởi nghĩa.

    - Từ 14/8 - 15/8, Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.

    - Từ 16/8 - 17/8, Đại biểu Quốc dân Tân Trào họp do Hồ Chí Minh chủ trì, hưởng ứng quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc của Đảng, thông qua Mệnh lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh và 10 chính sách lớn của Việt Minh. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc.

    Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc.

    Từ 14/8 đến 28/8, chỉ trong vòng 2 tuần lễ Tổng khởi nghĩa giành độc lập và chính quyền toàn quốc thắng lợi.

    Ngày 27/8/1945, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, do Đại hội quốc dân Tân trào cử ra, họp và cải tổ thành Chính phủ cách mạng lâm lời Việt Nam.

    Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.

    Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

    3. Kết luận.

    Như vậy, tư tưởng, đường lối đúng đắn, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề chính quyền của Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

    Trong quá trình lãnh đạo chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng lựa chọn mô hình, hình thức, tính chất chính quyền Nhà nước Dân chủ Nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, phù hợp với quyền lợi, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân và dân tộc Việt Nam. Chọn Mặt trận Thống nhất Dân tộc làm hình thức chính quyền quá độ; thông qua tổ chức, hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm về giành giữ chính quyền, tập dượt cho cán bộ, nhân dân làm quen việc nắm giữ chính quyền, quản lý đất nước, xã hội. Chuẩn bị chu đáo cho khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chin muồi... Chính vì vậy, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc ở nước ta tháng Tám năm 1945, "thành công trong thời gian tương đối ngắn và ít đổ máu". Cách mạng tháng Tám 1945 ghi vào lịch sử dân tộc một trang chói lọi, tạo dựng cơ sở khoa học vững chắc để hậu thế tiếp tục nghiên cứu và không ngừng phát huy truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam.

      bởi Love Linkin'Park 14/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF