OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1858 – 1918 chia làm mấy giai đoạn?

Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1858 – 1918 chia làm mấy giai đoạn? Nội dung chính của những giai đoạn đó?

  bởi hai trieu 17/12/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

    • Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp từ 1858-1918 được chia làm 3 giai đoạn: 1858-1884, 1885-1896, đầu thế kỉ XX đến 1918. 

    Nội dung chính của các giai đoạn:

    1858-1884:

    • Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược. Triều đình Huế đã cử các tướng lĩnh có tài chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Quân và dân ta chống trả quyết liệt. Tuy nhiên, do vua quan triều đình Huế thiếu ý chí quyết tâm, lại không có đường lối chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, vũ khí thô sơ..., nên các vùng lãnh thổ Việt Nam lần lượt rơi vào tay Pháp. Cuối cùng triều đình Huế đã phải cắt đất cầu hòa, rồi đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của triều đình phong kiến nước ta trước thế lực xâm lăng là tư bản Pháp, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập. 

    1885-1896: 

    • Giữa năm 1885, sau khi nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn, một phong trào yêu nước mới dưới khẩu hiệu “Cần vương” đã được phát động. Thực chất đây là phong trào chống xâm lược của nhân dân ta với mục tiêu giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước, theo hệ tư tưởng phong kiến. Bên cạnh phong trào Cần vương cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế diễn ra dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám làm cho thực dân Pháp mất ăn, mất ngủ...
    • Phong trào “Cần vương” thất bại nhưng đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 

    Đầu thế kỉ XX đến năm 1918 

    • Từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mới của Việt Nam và thế giới. Nhiều hình thức và biện pháp cứu nước mới đã được đề xuất, biến thành cuộc vận động sôi nổi đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, trong khuôn khổ xã hội đầu thế kỉ XX, con đường cứu nước có tính chất tư sản ở Việt Nam đã không thể đi tới đích. Một bộ phận của phong trào (ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc ít người...) vẫn tiếp tục đi theo khuynh hướng cũ: vũ trang bạo động chống Pháp. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới.
      bởi thuy tien 17/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF