OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích vai trò của miền Bắc Việt Nam đối với thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).

  bởi Thụy Mây 20/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Sau 1954 , Đảng ta xác định, cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này có hai chiến lược khác nhau, tiến hành đồng thời ở mỗi miền:

    Một là, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước.

    Hai là, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

    Trong hai chiến lược cách mạng khác nhau đó, mỗi chiến lược có vị trí quan trọng quyết định của nó và nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể riêng của từng miền.

    Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến hành ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.

    Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ một vị trí rất quan trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

    Cả hai miền đều hướng về mục tiêu chung trước mắt của cả nước là thực hiện nhiệm vụ thống nhất Tổ quốc .

    Trong từng thời kì, ta đều thấy rõ vai trò của miền Bắc Việt Nam đối với thắng lợi của cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

    1.Thời kì 1954- 1960

    Tháng 1/1959, Hội nghị lần 15 của Trung ương Đảng đã thông qua nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam.

    Hội nghị xác định con đường phát triển của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

    Có nghị quyết của Đảng soi sáng, nhiều cuộc nổi dậy của quần chúng đã lan ra khắp miền Nam.

    Trong chống Mỹ cứu nước, miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.

    Tuyến đường vận chuển chiến lược Bắc – Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (theo dãy Trường Sơn) và trên biển (dọc bờ biển Việt Nam) dài hàng nghìn km đã nối liền hậu phương với tiền tuyến.

    2.Thời kì 1961 -1965

    So sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam từ sau ngày “Đồng khởi” , Bộ Chính trị đã có đề ra chủ trương đưa đấu tranh vũ trang phát triển lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược đô thị, nông thôn đồng bằng và nông thôn rừng núi.

    Thắng lợi của quân dân miền Bắc giành được trong chiến đấu và sản xuất đã có tác dụng to lớn cổ vũ đồng bào miền Nam.

    Nguồn lực chi viện sức người và sức của đã góp phần quyết định vào thắng lợi của miền Nam trong cuộc “chiến tranh đặc biệt”.

    3.Thời kì 1965 – 1968

    Cả nước trực tiếp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    Miền Bắc, đánh bại hai  cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tăng cường chi viện cho miền Nam.

    Quân đội chính quy bước đầu trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu ở miền Nam.

    Một khối lượng lớn vật chất bao gồm vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến trường.

    Ngày càng có nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự và các ngành được lần lượt đưa vào chiến trường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.

    Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn ba chục vạn người và hàng chục vạn tấn vật chất, tăng gấp 10 làn so với thời kì trước.

    Miền Nam, sau trận Vạn Tường, một cao trào đánh Mỹ, diệt ngụy dấy lên mạnh mẽ khắp chiến trường miền Nam.

    Cuối năm 1967, cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ lên đến đỉnh cao, quân viễn chinh đổ vào miền Nam lên tới 48 vạn.

    Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968, cuộc Tổng tiến công và nội dậy Xuân Mậu Thân đã giáng cho địch một đòn bất ngờ, làm chúng hoang mang, dao động mạnh.

    Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị thất bại.

    Thế chiến lược của Mỹ bị đảo lộn, buộc chúng phải thay đổi chiến lược quân sự ở miền Nam.

    4.Thời kì 1969 – 1975

    Tại hội nghị Paris, ta đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược miền Nam, rút hết quân về nước.

    Hiệp định Paris buộc “Mỹ cút” là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thuận lợi mới để nhân dân dồn sức giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    Miền Bắc đưa vào chiến trường hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu...

    Miền Bắc còn chi viện nhằm xây dựng vùng giải phóng trên tất cả các mặt (quốc phòng, kinh tế, giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục, y tế) và chuẩn bị tiếp quản sau khi chiến tranh kết thúc.

    Ngày 10/3/1975, quân dân ta tiến công Buôn Ma Thuột, mở màn cuộc Tổng tiến công.

    Ngày 30/4/1975, quân dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn một triệu quân ngụy, xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

    Trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã đạt nhiều thành tựu rất có ý nghĩa mặc dù vấp phải những khó khăn trở ngại chồng chất, phải đối đầu nhiều năm với chiến tranh phá hoại ác liệt.

    Thử thách cực kì nghiêm trọng của chiến tranh đã làm sáng tỏ sức mạnh và tính ưu việt của thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, chính điều này đã cho ta thấy miền Bắc đã phát huy mạnh mẽ vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nước trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

    Miền Bắc đã thực hiện đầy đủ và xuất sắc vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.

      bởi Xuan Xuan 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF