Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
Câu trả lời (1)
-
Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Chỉ đạo quân sự tài tình.
Chớp đúng thời cơ, đề ra chủ trương chính xác kịp thời.
Khi đế quốc Mỹ phá hoại trắng trợn, toàn diện và có hệ thống Hiệp định Paris thì Hội nghị Trung ương Đảng (7/1973) đã kịp thời khẳng định: “địch không chịu thi hành Hiệp định… Thì ta không có con đường nào khác là phải tiến hành chiến tranh cách mạng, tiêu diệt chúng, giải phóng miền Nam”.
Biết chớp đúng thời cơ và đề ra chủ trương chính xác kịp thời: cuối năm 1974 sau khi theo dõi tình hình, cân nhắc cẩn thận, Đảng ta thấy thời cơ đã có nên đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 – 1976) đồng thời cũng dự kiến một phương án táo bạo là nếu thời cơ thuận lợi sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Tới cuối 3/1975, khi thời cơ đã chín muồi, cuộc tiến công đang diễn ra thuận lợi, Bộ Chính trị đã quyết định dứt khoát, táo bạo và dũng cảm là giải phóng MN thật nhanh, trước mùa mưa 1975.
Nếu nói nghệ thuật chỉ đạo cách mạng là nghệ thuật “chớp thời cơ” thì có thể nói ở đây Đảng ta đã nắm và vận dụng nghệ thuật ấy một cách rất tài tình, đề ra được những quyết định và dự kiến chính xác, đem lại hiệu quả to lớn.
b.Phối hợp tổ chức tiến công với nổi dậy.
Ở Huế, Đà Nẵng : khi quân ta mở cuộc tiến công từ ngoài vào, quần chúng bên trong đã nổi dậy để phối hợp.
Ở Sài Gòn : các lực lượng biệt động, tự vệ và quần chúng đã chiếm các cầu và một số mục tiêu quan trọng trước để phối hợp với các binh đoàn chủ lực của ta tiến vào thành phố.
Sau khi Sài Gòn giải phóng, các tỉnh còn lại ở Nam bộ cũng như một số đảo ngoài khơi, quần chúng đã nổi dậy kết hợp với các cuộc tiến công của chủ lực quân, giải phóng quê hương.
Sự phối hợp tài tình giữa tiến công với nổi dậy cũng là một nét điển hình của cuộc Tổng tiến công này.
c. Phối hợp giữa chiến trường chính với chiến trường phụ.
Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên, tất cả các chiến trường ở miền Nam đều hoạt động đánh địch mạnh để chuẩn bị phối hợp.
Khi Tây Nguyên nổ súng, các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương và quần chúng ở các tỉnh Trị – Thiên – Huế, Quảng – Đà đã đẩy mạnh hoạt động ở địa phương, kềm chân quân đội Sài Gòn không cho chúng kéo về ứng cứu Tây Nguyên, đánh bại chúng, giải phóng Quảng Trị, đồng thời tạo ra thế bao vây và cô lập Huế, Đà Nẵng…
-Kết hợp tiến công và nổi dậy, chiến trường chính với chiến trường phụ, đánh địch cả trước mặt lẫn sau lưng, chính là đỉnh cao của nghệ thuật phối hợp chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực với chiến tranh nhân dân ở địa phương của Đảng ta.
2.Chỉ đạo tác chiến tài giỏi.
a.Chọn điểm tấn công.
Trận mở đầu đánh Buôn Ma Thuột là ta đã điểm trúng huyệt quân thù vì đây là một vị trí chiến lược rất quan trọng và có nhiều yếu tố giúp ta nhanh chóng thắng lợi.
Thắng lợi của ta ở trận Buôn Ma Thuột đã làm cho địch suy sụp về tinh thần, tan rã về tổ chức, rối loạn về chiến lược, rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng ngự của chúng, tạo điều kiện cho cuộc tiến công của ta nhanh chóng phát triển thành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường miền Nam.
b. Nghi bính, bí mật, bất ngờ.
Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên, địch vẫn cho là ta chưa có khả năng đánh lớn, đó là bất ngờ thứ nhất.
Khi ta chuẩn bị tiến công Buôn Ma Thuột, ta nghi binh làm cho địch tưởng lầm ta sẽ tấn công Kontum – Pleiku, càng làm cho địch nhận định sai lầm hướng tiến công của quân ta nên lực lượng địch chốt giữ ở Tây Nguyên mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở. Đó là bất ngờ thứ hai của địch.
Khi ta chuẩn bị tấn công Đà nẵng, địch lại cho rằng ta muốn tấn công Đà Nẵng thì ít nhất cũng phải mất 1 tháng chuẩn bị. Đó là bất ngờ thứ ba của địch.
Khi ta chuẩn bị mở chiến dịch Hồ Chí Minh, địch vẫn cho ta có tiến công tiếp được Sài Gòn cũng phải mất 6 tháng sau …. Từ bất ngờ này tới bất ngờ khác liên tiếp diễn ra, dẫn địch đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Muốn tạo được yếu tố bất ngờ phải giữ bí mật tốt và đánh lừa địch giỏi. Bí mật, bất ngờ là những yếu tố quan trọng để giành được thắng lợi trong quân sự.
c. Chia cắt địch, không cho chúng phối hợp, ứng cứu nhau.
Tiến công Tây Nguyên thắng lợi, ta liền giải phóng luôn một số tỉnh đồng bằng ven biển miền Nam Trung bộ : Phú Yên, Khánh Hòa… chia cắt địch ra làm 2 bộ phận Bắc và Nam.
Trong quá trình tiến triển của cuộc Tổng tiến công, ta lần lượt cô lập địch ở Huế, ở Đà Nẵng để tiêu diệt.
Hoặc trong chiến dịch HCM ta lần lượt cô lập địch ở Xuân Lộc, bao vây quân địch ở tuyến phòng thủ quanh Sài Gòn mà đánh. Cứ như thế, từng mảng quân địch rã rời và đi đến thất bại hoàn toàn.
d.Linh hoạt trong cách đánh ở từng chiến dịch.
Ta đánh Buôn Ma Thuột với phương châm táo bạo, thọc sâu, đánh đúng những mục tiêu quan trọng trước rồi mới tỏa ra tiêu diệt ở vòng ngoài.
Ngược lại, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ta bao vây cô lập, chia cắt diệt địch ở vòng ngoài đồng thời một bộ phận quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Với chiến thuật này, ta đã khóa chân tay địch làm cho chúng có lực lượng đông mà đành chịu bó tay, không ứng cứu được cho nhau.
Sự linh hoạt trong chiến đấu là một trong những nghệ thuật tác chiến trở thành truyền thống của quân đội ta.
e.Ý chí quyết chiến quyết thắng của quân dân ta.
Ngoài những điểm trên, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy lần này còn làm nổi bật tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng, trí thông minh, sáng tạo của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là đỉnh cao của nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo quân sự của Đảng ta. Đó cũng là nhân tố tạo nên sức mạnh thần kỳ của cách mạng Việt Nam.
bởi Thanh Nguyên 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời