OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nhận xét mối quan hệ của trật tự hai cực với châu Á?

Nêu và nhận xét mối quan hệ của trật tự hai cực với châu á

  bởi Ha Ku 18/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (4)

  • Hãy nêu và nhận xét về mối quan hệ của các nước phương Đông (trước hết là châu Á) đối với Trật tự hai cực Ianta. Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu : ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mĩ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á : tình hình không hẳn như thế , nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe : a) Trung Quốc : – Theo thoả thuận giữa Anh, Mĩ, Xô tại Ianta thì Trung Quốc sẽ là “khu đệm”, một chính phủ liên hiệp của Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch có sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được thành lập. – Cuộc đàm phán Quốc Cộng đã diễn ra và hai bên kí Hiệp định song thập (10 – 10 – 1945). Nhưng chưa đầy một năm sau, tháng 7 – 1946 cuộc nội chiến lần thứ ba bùng nổ. -> Tình hình Trung Quốc đã không diễn ra như sự sắp đặt của 2 siêu cường. b) Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á : – Ba cường quốc cũng thoả thuận khu vực này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây -> vẫn chấp nhận nền thống trị thuộc địa của các nước thực dân phương Tây – Ngay sau khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập và lập nên những Nhà nước mới, tiêu biểu là Inđônêxia, Việt Nam, Lào -> như một phản ứng dây chuyền, làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc đã lan nhanh sang Nam Á, Tây Á, tới châu Phi … – Sau đó các dân tộc Đông Nam Á đã kiên cường tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân tái xâm lược -> các nước đế quốc phương Tây cuối cùng đã phải tuyên bố công nhận, trao trả độc lập cho các dân tộc. – Giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á và Nam Á đã giành lại được độc lập chủ quyền dân tộc. c) Kết luận : * Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. * Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta. * Nhưng mặt khác, cũng cần nhìn nhận một sự thật lịch sử đã diễn ra : trong bối cảnh thế giới hai cực, một số nước sau khi giành được độc lập bị cuốn hút theo cực này cực kia, phe này phe kia trong trật tự thế giới hai cực. Khu vực Đông Nam Á là một tiêu biểu. Thậm chí là chiến trường của Chiến tranh lạnh trong nhiều thập niên.
      bởi Nguyễn Giang 18/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mĩ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á : tình hình không hẳn như thế , nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe : a) Trung Quốc : – Theo thoả thuận giữa Anh, Mĩ, Xô tại Ianta thì Trung Quốc sẽ là “khu đệm”, một chính phủ liên hiệp của Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch có sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được thành lập. – Cuộc đàm phán Quốc Cộng đã diễn ra và hai bên kí Hiệp định song thập (10 – 10 – 1945). Nhưng chưa đầy một năm sau, tháng 7 – 1946 cuộc nội chiến lần thứ ba bùng nổ. -> Tình hình Trung Quốc đã không diễn ra như sự sắp đặt của 2 siêu cường. b) Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á : – Ba cường quốc cũng thoả thuận khu vực này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây -> vẫn chấp nhận nền thống trị thuộc địa của các nước thực dân phương Tây – Ngay sau khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập và lập nên những Nhà nước mới, tiêu biểu là Inđônêxia, Việt Nam, Lào -> như một phản ứng dây chuyền, làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc đã lan nhanh sang Nam Á, Tây Á, tới châu Phi … – Sau đó các dân tộc Đông Nam Á đã kiên cường tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân tái xâm lược -> các nước đế quốc phương Tây cuối cùng đã phải tuyên bố công nhận, trao trả độc lập cho các dân tộc. – Giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á và Nam Á đã giành lại được độc lập chủ quyền dân tộc. c) Kết luận : * Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. * Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta. * Nhưng mặt khác, cũng cần nhìn nhận một sự thật lịch sử đã diễn ra : trong bối cảnh thế giới hai cực, một số nước sau khi giành được độc lập bị cuốn hút theo cực này cực kia, phe này phe kia trong trật tự thế giới hai cực. Khu vực Đông Nam Á là một tiêu biểu. Thậm chí là chiến trường của Chiến tranh lạnh trong nhiều thập niên.

      bởi phùng kim huy 08/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trật tự hai cực Ianta

      bởi Love Linkin'Park 14/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF