OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam.

  bởi My Van 20/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1.Nguyên nhân.

    Sau 1954, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện ý đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, làm căn cứ quân sự tấn công miền Bắc và ngăn chặn ảnh hưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa lan xuống vùng Đông Nam Á.

    Mỹ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, thông qua đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội.

    Chính sách tăng cường đàn áp khủng bố của Mỹ – Diệm gây cho cách mạng những tổn thất nặng nề, nhiều cơ sở cách mạng bị vỡ lở, nhiều cán bộ đảng viên bị bắt và giết hại, làm cho nhân dân vô cùng căm phẫn và phong trào cách mạng ngày càng lên cao.

    Yêu cầu phát động phong trào đấu tranh để vượt qua thử thách.

    Tháng 1/1959 Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 họp và xác định: Phương hướng cơ bản  của cách mạng miềm Nam la khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng  bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh  vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mỹ – Diệm.

    Nhân dân miền Nam kiên cường đấu tranh và giành được nhiều thắng lợi quan trọng: giữ vững được tinh thần và ưu thế chính trị của quần chúng, tập hợp được lực lượng vũ trang  tiến hành đấu tranh.

    2.Diễn biến.

    Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương, như cuộc nổi dậy Bác Ai (2/1959) ở Ninh Thuận, Trà Bồng (8/1959) ở Quảng Ngãi đã lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

    Ngày 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày với gậy gộc, giáo mác, súng ống các loại đồng loạt nổi dậy diệt ác ôn, phá đồn bót, giải tán chính quyền địch.

    Cuộc nổi dậy lan nhanh toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre. Quân khởi nghĩa phá vỡ từng mảng bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã.

    Vùng giải phóng được hình thành. Uy ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân hình thành, ruộng đất của bọn cường hào địa chủ bị tịch thu chia cho dân nghèo.

    Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Trung Trung Bộ.

    3.Kết quả.

    Tính đến cuối năm 1960:

    -Tại các tỉnh Nam Bộ, cách mạng đã làm chủ được 600 xã.

    -Ở các tỉnh đồng bằng ven biển Trung Bộ có 904 thôn được giải phóng.

    -Ở Tây Nguyên có 3200 thôn không còn chính quyền địch.

    -Làm lung lay tận gốc chế độ thống trị tàn bạo của Mỹ – Diệm.

    -Vùng giải phóng ra đời và ngày càng mở rộng. Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ.

    -Từ trong phong trào này, lực lượng vũ trang nhân dân được hình thành và phát triển.

    -Lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo chưa từng có: ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm.

    4.Ý nghĩa.

    Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở MN.

    Đã làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

    “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế gìn giữ sang thế tiến công, tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của lực lượng cách mạng trong những giai đọan tiếp theo.

    Nó chứng minh rằng đường lối bạo lực cách mạng của Đảng ta là hết sức sáng suốt, kịp thời, phù hợp với yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng.

      bởi Nguyễn Thị Lưu 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF