OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một (30/4/1975)?

  bởi Suong dem 20/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, chỉ thị của Trung ương Cục, ngày 02 tháng 04 năm 1975, Thường vụ Tỉnh ủy có chỉ thị 03/CT-TU cho Đảng bộ và quân dân trong tỉnh chỉ rõ: “đây là thời kỳ nổi dậy giải phóng xã, ấp ở nông thôn, giải phóng xã, thị trấn, thị xã, thành phố và cả huyện tỉnh” là lúc “tình hình một ngày phát triển bằng 30 năm lúc cách mạng phát triển bình thường. Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy các địa phương phải hết sức nhạy bén, linh hoạt, táo bạo, chủ động tiến công để phối hợp với chiến trường chung giành thắng lợi lớn….

    Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 04 năm 1975, Tỉnh ủy mở Hội nghị cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để phổ biến nhiệm vụ của quân và dân toàn tỉnh trong chiến dịch tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh và nhiệm vụ phối hợp với các quân đoàn chủ lực trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Trực tiếp giao nhiệm vụ cho các bí thư Huyện ủy và Thị ủy.Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch, Tỉnh ủy chủ trương sử dụng toàn bộ lực lượng của tỉnh gồm lực lượng vũ trang, các ngành dân chính đảng, lực lượng lộ, mật, phối hợp với lực lượng chủ lực của trên, đánh chiếm các mục tiêu trong tỉnh, quét sạch tàn quân địch, giải phóng hoàn toàn tỉnh nhà.

    Từ ngày 18 đến 25 tháng 04 năm 1975, Tỉnh ủy và Ban chỉ huy quân sự tỉnh phân công cán bộ xuống các đơn vị tập trung của tỉnh, huyện, trực tiếp giao nhiệm vụ chiến dịch cho cơ quan, đơn vị, đồng thời phối hợp các ngành kiểm tra công tác chuẩn bị mọi mặt của các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến dịch đề ra.

    Ngày 18 tháng 04 năm 1975, Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Thủ Dầu Một ra lời kêu gọi: “Toàn thể cán bộ, chiến sĩ, các cấp, các ngành, các vùng hãy phát huy cao độ vai trò tiên phong gương mẫu, kiên cường, bất khuất đạp bằng mọi gian khổ hy sinh quyết cùng đồng bào liên tục tấn công đập tan bộ máy kìm kẹp của địch, giành toàn bộ chính quyền trong tỉnh về tay nhân dân”.

    Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tỉnh ủy tập trung hơn 400 cán bộ tại căn cứ Rừng Tre xã Vĩnh Tân … triển khai kế hoạch khởi nghĩa. Mục tiêu tiến công đánh chiếm các mục tiêu trong thị xã được Ban chỉ huy giải phóng thị xã phân công cho các mũi áp sát các mục tiêu.

    Thực hiện theo kế hoạch hợp đồng tiếng súng tiến công của bộ đội vào căn cứ Phú Lợi, ngay trong đêm 29, rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng năm cánh quân trên các hướng tiến thẳng vào các mục tiêu trong thị xã cùng hàng ngàn quần chúng nhân dân nội ô nhanh chóng chiếm lĩnh các mục tiêu trong nội ô và các vùng ven thị xã. Các tổ chức quần chúng công nông, trí thức, thanh niên, phụ nữ hoạt động bí mật đã ra công khai phối hợp với các đoàn cán bộ, các đơn vị bộ đội địa phương cắm cờ giải phóng, chiếm giữ các mục tiêu công sở. Lực lượng vũ trang thị xã và lực lượng tỉnh đã tiến vào chiếm hầu hết các cơ quan công sở trọng yếu của địch trong thị xã, phát loa kêu gọi địch đầu hàng. Một số đơn vị địch ngoan cố chống trả quyết liệt và chỉ đầu hàng khi thấy không còn khả năng chống cự. Các mục tiêu như tòa hành chánh, dinh tỉnh trưởng, ty công an, thành công binh, kho bạc, Khám Đường… trong nội ô thị xã đều bị đánh chiếm.

    Sau khi nghe tin Dương Văn Minh lên tiếng mời đại diện của cách mạng vào “bàn giao” chính quyền (thực chất chính quyền Sài Gòn không còn tư thế để ban giao !) thì ở Bình Dương Nguyễn Văn Của tỉnh trưởng ngụy quyền mở máy prc.25 trên tần số 41 liên lạc với Ban chỉ đạo, chỉ huy tiền phương của tỉnh xin “bàn giao chính quyền”. Trong tình thế tuyệt vọng, Nguyễn Văn Của cùng mấy tên tùy tùng đi trên một chiếc xe Jeep ra gặp ta như đã hẹn trước. Khi chúng ra đến ngã tư Gò Đậu thì bị một tổ nữ an ninh mật, do đồng chí Cẩm Vân phụ trách chặn giữ vào lúc 9 giờ 40 phút sáng ngày 30 tháng 4. Sau khi mũi tiến vào nội ô thị xã do đồng chí Tám Tấn, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban An ninh tỉnh phụ trách đã chiếm xong ty cảnh sát, Khám Đường rồi tiến lên cắm cờ tòa hành chính ngụy quyền tỉnh vào lúc 10 giờ 30 phút. Cũng vào thời điểm này, đoàn của đồng chí Bảy Tấn cũng cắm cờ trên Nhà việc Phú Cường.

    Khoảng 10 giờ 30 phút, ngày 30 tháng 4 năm 1975 cờ cách mạng tung bay trên nóc nhà các cơ quan công sở địch. Ta hoàn toàn làm chủ tình hình trong nội ô thị xã. Nhân dân hân hoan đổ ra đường chào mừng các chiến sĩ giải phóng, chào mừng chiến thắng. Cả thị xã rực rỡ màu cờ Tổ Quốc và cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

    Cùng với thị xã Thủ Dầu Một, uy thế của cách mạng và cuộc tiến quân thần tốc của các binh đoàn chủ lực là những điều kiện thuận lợi cho đảng bộ, quân dân các huyện trong tỉnh đẩy mạnh cuộc tiến công và nổi dậy giải phóng địa phương.

    Trong niềm vui chung của cả nước, ngày 15 tháng 5 năm 1975, tại khu vực Gò Đậu dưới sự chủ trì của Tỉnh ủy, hơn bốn mươi ngàn đồng bào thị xã, Lái Thiêu, Châu Thành, cán bộ, chiến sĩ một số đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh và lực lượng sư đoàn 312, đơn vị trực tiếp tham gia giải phóng thị xã, đại diện cho toàn thể quân dân trong tỉnh dự lễ mít tinh và tổ chức diễu hành mừng chiến thắng, mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.

      bởi Nguyễn Vũ Khúc 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF