OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Năm 1945 những quốc gia nào ở Đông Nam Á giành và tuyên bố độc lập?

1.năm 1945 những quốc gia nào ở ĐNÁ giành và tuyên bố độc lập

2.đến giữa những năm 50 của tkxx tình hình nổi bật ở khu vực ĐNÁ là gì

3. ý nào dưới đây ko phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả 3 nước Đông Dương trong giai đoạn 1945-1975

A.thắng lợi của cách mạng VN,Lào,Campuchia......

B.ba nước tiến hành kháng chiến chống pháp và chống mĩ xâm lược

C.có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình.....

D.sự đoàn kết của 3 dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc......

4.ý nào k phải là điểm chung của cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân lào,campuchia,vieeth nam

A.đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Đông dương

B.giai đoạn cuối dưới sự lãnh đạo của các đảng riêng của mỗi nước

C. nhận sự giúp đỡ của liên xô và các nước XHCN đông âu

D.cuối cùng được giải quyết bằng hiệp định giownevo về đông dương

5.thắng lợi nào của nhân dân VN đã tác động trực tiếp buộc pháp phải kí hiệp ước giơnevo năm1954 về Đông dương?

6.kết quả thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN trong những năm 60-70 tkxx là

7.ý nào ko phản ánh được tình hình chung của các nước như thái lan,indonexia,malaixia,xingapo từ cuối những năm 50 đén những năm 70,80 của tkxx

8.ý nào dưới đây giải thích k đúng về lí do mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của tkxx

A.quan hệ của ba nước đông dương vs ASEAN đã đc cải thiện tích cực

B.chiến tranh lạnh kết thúc,nhưng xu thế toàn cầu thế hóa....

C.chống lại sự hình thành trật tự "đa cực"......

D.thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của hiệp ước bali

9. hiệp ước bali (2/1976)có nội dung cơ bản j

A.tuyên bố thành lập ASEAN

B.xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước

C.thông qua những nội dung cơ bản của hiến chương ASEAN

D.tuyên bố thành lập cộng đồng ASEAN

  bởi thùy trang 06/11/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (4)

  • 1.Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

    a)Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập

    Khu vực Đông Nam Á rộng 4,5 triệu km2, hiện nay gồm 11 nước (1) với số dân 528 triệu người (2000).

    Vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu-Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc, hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ.

    Ngày 17-8-1945, Indonexia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Indonexia. Tháng 8-1945, nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa ;

    Ngày 2-9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tháng 8-1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, đến ngày 12-10, nước Lào tuyên bố độc lập.

    Mặc dù chưa giành được độc lập nhưng nhân dân Miến Điện (nay là Mianma), Mã Lai( nay là Malaixia) và Philipin cũng đã giải phóng được nhiều vùng rộng lớn của đất nước khỏi ách quân phiệt Nhật Bản.

    Nhưng ngay sau đó, thực dân Âu-Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân các nước lại phải tiến hành kháng chiến chống xâm lược. Trải qua cuộc đấu tranh kiên cường và gian khổ, năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchiaddax kết thúc thắng lợi. Thực dân Hà Lan phải công nhận Cộng hòa Liên bang Indonexia(1949) và ngày 15-8-1950, nước Cộng hòa Indonexia thống nhất ra đời. Trong bối cảnh của cuộc đấu tranh chung đó, các đế quốc Âu- Mĩ lần lượt phải công nhận độc lập của Philipin(4-7-1946), Miến Điện( 4-1-1948), Mã Lai( 31-8-1957) và quyền tự trị của Xingapo(3-6-1959).

    Tuy nhiên nhân dân Việt Nam và Lào, tiếp đó là Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn.

    Riêng Brunay, tới tháng 1-1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập. Đông timo ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Indonexia(8-1999), ngày 20-5-2002 đã trở thành quốc gia độc lập.

    b)Lào(1945-1975)

    Giữa tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.Nắm thời cơ thuận lợi, ngày 23-8-1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyến. Ngày 12-10 nhân dân Thủ đô Viêng Chăn hởi nghĩa thắng lợi, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố về nền độc lập của Lào.

    Tháng 3-1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước Lào.Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm sung kháng chiến bảo về nền đọc lập của mình.

    Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào ngày càng phát triển. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ ne vơ (7-1954) đã công nhận độc lập,cchủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

    Nhưng sau đó, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Lào (thành lập ngày 22-3-1955)(1) , cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ được triển khai cả trên ba mặt trận : quân sự-chính trị-ngoại giao và giành được nhiều thắng lợi .

    Nhân dân Lào đã lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh Mĩ, đến đầu những năm 70 vùng giải phóng được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ.

    Do tháng lợi trên, cùng với Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết(1-1973), các phải ở Lào đã thỏa thuận kí Hiệp định Viêng Chăn(21-2-1973), lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.

    Năm 1975, hòa theo thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Việt Nam, từ tháng 5 đến tháng 12, quân và dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

    Ngày 2-12-1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập, do Hoàng than Xuphanuvong làm Chủ tịch. Nước Lào bước sang một thời kì mới-xây dựng đất nước, phát triển kinh tê-xã hội.

    c) Campuchia( 1945-1993)

    Đầu tháng 10-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông dương từ năm 1951 là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, nhân dân Campuchia tiên hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

    Ngày 9-11-1953, do hoạt động của ngoại giao vương quốc N.Xihanuc, Chính phủ Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng quân Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này.

    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam.

    Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính tri nào; tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.

    Ngày 18-3-1970, Chính phủ Xihanuc bị lật đổi bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi. Ngày 17-4-1975, Thủ đô Phnom Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.

    Ngay sau đó, tập đoàn Khơ me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội.

    Nhân dân Campuchia, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khơ me đỏ. Ngày 7-1-1979 Thủ đô Phnom Pênh được giải phóng, nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập. Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước.

    Tuy nhiên, từ năm 1979, ở Campuchia đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập niên giữa lực lượng của Đảng Nhân dân Cách mạng với các phái đối lập, chủ yếu là lực lượng Khơ me đỏ.

    Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, bên Campuchia đã đi đên thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ngày 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Paris. Sau cuộc tổng tuyển cử, đến tháng 9-1993, Quốc hội mới họp thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do Xihanuc làm Quốc vương. Từ đó, đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kì phát triển mới.

    Tháng 10-2004, Quốc vương Xihanuc thoái vị, Hoàng tử Xihamoni lên kế ngôi, trở thành Quốc vương của Campuchia.

    1. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á

    Các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập đã bước vào thời kì phát triển kinh tế với những chiến lược phát triển khác nhau.

    a) Nhóm năm nước sang lập ASEAN

    b) Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sang lập ASEAN( Indonexia , Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan) đều tiến hành công ngiệp hóa thay thế nhập khẩu(chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất v.v…

    Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội, các nước này đã đạt được một số thành tựu bước đầu vào kinh tế-xã hội.

    Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo. Kế hoạch phát triển kinh tế 6 năm của Thái Lan(1961-1966) đã tăng thu nhập quốc dân 7,6%, dự trữ ngoại tệ và vàng tăng 15%. Với Malaixia sau kế hoạch 5 năm(1966-1970), miền Tây đã tự túc được lương thực, miền Đông giảm nhập khẩu gạo v.v..

    Tuy nhiên, chiến lược kinh tế này cũng bộc lộ những hạn chế.

    Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dân tới tình trạng thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống người lao động còn khóc khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội.

    Sự hạn chế đó đã buộc chính phủ các nước, từ những năm 60-70 trở đi di chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo( chiến lược kinh tế hướng ngoại). Các nuwocs này đều tiến hành”mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.

    Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, bộ mặt kinh tế-xã hội xủa các nước này có sự biến đổi to lớn. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

    NĂm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nước này đạt tới 30 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển. Vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội đã được chú trọng giải quyết.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm nước này khá cao : Trong những năm 70 của thế kỉ XX, tốc độ tăng trưởng của Indonexia là 7%-7,5%, của Malaixia là 7,8%, của Philipin là 6,3%, còn Thái Lan là 9%(1985-1995), Xingapo chuyển mình mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng 12%(1966-1973) và trở thành” con rồng” nổi trội nhất trong bốn “ con rồng” kinh tế của châu Á.

    Năm 1997-1998, các nước ASEAN trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nền kinh tế bị suy thoái, tình hình chính trị một số nước không ổn định. Sau vài năm khắc phục, kinh tế dần dần hồi phục, các nước ASEAN lại tiếp tục phát triển.

    b) Nhóm các nước Đông Dương

    Sau khi giành được độc lập, về cơ bản các nước Đông Dương (1) đã phát triển theo hướng kinh tế tập trung, đạt được một số thành tựu, nhưng còn nhiều khó khăn. Vào những năm 80-90 của thế kỉ XX, các nước này bước sang nền kinh tế thị trường.

    Bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước, nhân dân Lào đã đạt được một số thành tựu bước đầu, nhưng về căn bản, Lào vẫn là một nuwocs nông nghiệp lạc hậu. Từ cuối năm 1986, nước Lào thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế có sự khởi sắc, đời sống các bộ tộc được cải thiện. GDP năm 2000 tăng 5,7%, sản xuất nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp tăng 9,2%.

    Sau khi tình hình chính trị ổn định. Cam puchia bước vào thời kì phục hồi kinh tế và đạt được một số thành tựu đáng kể. Mặc dù sản xuất công nghiệp tăng 7%(1995), nhưng Campuchia vẫn là một nước nông nghiệp.

    c) Các nước Đông Nam Á

    Nền kinh tế Brunay có nét khác biệt. Hầu như toàn bộ thu nhập của nuwocs này đều dựa vào ngồn dầu mỏ và khí tự nhiên. Lương thực, thực phẩm phải nhập tới 80%. Từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, Chính phủ thi hành chính sách đa dạng hóa nền kinh tế để tiết kiệm nguồn năng lượng dự trữ, gia tăng các mặt hàng tiêu dung và xuất khẩu.

    Sau gần 30 năm thực hiện chính sách tự lực hướng nội của chính quyền quân sự. Mianma có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạ. Từ cuối năm 1988, Chính phủ tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, do đó nền kinh tế có sự khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 là 7%, năm 2000 là 6,2%. Tuy nhiên, bình quân thu nhập đầu người ở Mianma còn thấp(hơn 100 USD năm 2003).

    2.Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

    ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.

    Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đông thời họ cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi. Hơn nữa, những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

    Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc(Thái Lan) với sự tham gia của năm nước : Indonexia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin.

    Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

    Trong giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế, sự khởi sắc của ASEAN được đanh dấu từ hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali(Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á( gọi tắt là Hiệp ước Bali).

    Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước : tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

    Vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.

    Sau thời kì căng thẳng giữa hai nhóm nước(từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Campuchia”, Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu. Đây cũng là thời kì kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

    Năm 1984, Brunay gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

    Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi.

    Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28-7-1995,


      bởi khanvhnpy hadjsadsa 06/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2
      bởi Nguyễn Chánh Tín 22/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình nổi bật của khu vực Đông Nam Á là
      bởi Nguyễn Chánh Tín 22/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3D nhé

      bởi Love Linkin'Park 14/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF