OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy trình bày tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Nhật – Pháp

  bởi bich thu 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • 1/Quá trình Nhật xâm lược Đông Dương

    Sau khi thua Nhật ở Lạng Sơn (22/9/1940), Pháp phải mở cửa Đông Dương cho Nhật (6000 quân Nhật được đóng ở bắc sông Hồng, được sử dụng 3 sân bay ở Bắc Kỳ).

    7/1941: Nhật có quyền đóng quân, sử dụng sân bay và hải cảng ở Đông Dương.

    12/1941: Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi phương diện.

    Từ tháng 9/1940, Pháp – Nhật cấu kết với nhau để áp bức bóc lột nhân dân Đông Dương nhưng cũng vì mâu thuẫn quyền lợi nên chúng đều ngấm ngầm chuẩn bị đối phó với nhau.

    9/3/1945: Nhập đảo chính, đuổi Pháp khỏi Đông Dương.

    Sau khi độc chiếm Đông Dương, Nhật nêu chiêu bài “Việt Nam độc lập”, lập chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim.

    Các võ quan, chính khách của Nhật thay Pháp nắm quyền lực ở Đông Dương (Viện Tối cao cố vấn Nhật thay Phủ Toàn quyền Pháp).

    Nhật công khai đàn áp, khủng bố, tấn công căn cứ địa cách mạng.

    Tiếp tục vơ vét của cải, bóc lột nhiều hơn : tiếp tục thu thóc tạ, phá lúa trồng đây làm nạn đói kéo dài trầm trọng.

    2/Về kinh tế.

    Thủ đoạn của Nhật.

    Công ty Nhật đầu tư nhiều vốn ở nhiều ngành công thương.

    Buộc Pháp cung cấp nguyên liệu, nhu yếu phẩm và bắt nhân dân ta phá lúa trồng đay.

    b. Thủ đoạn của Pháp.

    Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” (thực chất là độc quyền kinh tế) để vơ vét, bóc lột nhiều hơn.

    Tăng thuế : thuế rượu, muối và thuốc phiện tăng 3 lần.

    Cưỡng bức mua lương thực với giá rất rẻ.

    3/Về chính trị (thủ đoạn chính trị lừa bịp).

    Thủ đoạn của Nhật.

    Nhật lôi kéo một số tư sản, địa chủ làm tay sai.

    Lập các đảng phái thân Nhật và lợi dụng các tôn giáo chống Pháp để chuẩn bị thành lập chính phủ thân Nhật.

    Tuyên truyền: khu thịnh vượng chung “Đại Đông Á”, văn hóa và sức mạnh của Nhật.

    b. Thủ đoạn của Pháp.

    Thi hành chính sách hai mặt:

    Tiếp tục đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng.

    Dùng nhiều thủ đoạn lừa bịp lôi kéo trí thức, thanh niên… để nhân dân ta lầm tưởng Pháp là “bạn” chứ không phải là “thù”.

    4/Hậu quả về xã hội.

    + Chính sách bóc lột và thống trị của Pháp – Nhật đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng kiệt quệ.

    + Đời sống của các tầng lớp, giai cấp vô cùng điêu đứng, khổ cực (trừ đại địa chủ, tư sản mại bản, quan lại và bọn đầu cơ tích trữ):

    -Nông dân điêu đứng nhất: trong nạn đói năm 1945, hầu hết số người chết là nông dân.

    -Công nhân thất nghiệp nhiều, tăng giờ làm, giảm lương.

    -Các tầng lớp tiểu tư sản : đời sống bấp bênh.

    -Địa chủ, tư sản sa sút, phá sản.

    -Tinh thần dân tộc chống đế quốc phát xít lên cao hơn bao giờ hết, toàn dân đều tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

      bởi Nguyễn Anh Hưng 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF