OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy trình bày diễn biến, nội dung chủ yếu, ý nghĩa và hạn chế của Hiệp định Genève. Nội dung nào trong Hiệp định thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta ?

  bởi Đào Lê Hương Quỳnh 21/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1/Diễn biến của Hội nghị Genève.

    -Lập trường của ta từ những ngày đầu kháng chiến là sẵn sàng thương lượng để giải quyết vấn đề VN.

    -Từ 1953, vì thất bại trên chiến trường nên Pháp thay đổi thái độ, chịu đàm phán với ta.

    -Tháng 1-1954, hội nghị ngoại trưởng của các nước; Liên Xô ,Anh ,Pháp ,Mỹ họp ở Đức thỏa thuận triệu tập hội nghị Genève để giải quyết vấn đề chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương.

    -Hội nghị Genève về Đông Dương bắt đầu họp ngày 26/4/1954, khi các trận đánh ở Điện Biên Phủ bước vào thời kỳ cuối cùng, đang hết sức quyết liệt.

    -4/5/1954, phái đoàn chính phủ ta do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến dự hội nghị với tư thế của một dân tộc đang chiến thắng.

    -7/5/1954, ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì ngày 8/5/1954 Hội nghị Genève bắt đầu thảo luận vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.

    -Trong quá trình đấu tranh trên bàn hội nghị, ta cương quyết giữ vững lập trường: độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

    Do Pháp ngày càng lún sâu trên chiến trường Đông Dương và phong trào phản chiến của nhân dân Pháp lên cao nên Hiệp định Genève về Đông Dương đã được ký kết vào ngày 21/7/1954. Hiệp định dược ký kết là  sự phối hợp của 2 mặt trận: đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao.

    Với Hiệp định Genève, lần đầu tiên trong lịch sử, các nước đế quốc buộc phải công nhận về mặt pháp lý quyền độc lập của một nước thuộc địa đã trải qua con đường dùng bạo lực giành cuộc sống tự do độc lập.

    Đó là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

    2/Nội dung chủ yếu.

    Ngày 21/7/1954, Hiệp định Genève được kí kết bao gồm những nội dung cơ bản sau :

    -Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.

    -Không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước đó.

    -Để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, hai bên cùng thực hiện ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực.

    -Lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

    Hiệp định cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương.

    -Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

    -Các nước Đông Dương không được gia nhập những khối liên minh quân sự.

    -Không để các nước khác dùng lãnh thổ của mình để gây lại chiến tranh hoặc để phục vụ mục đích xâm lược.

    -Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Uy ban quốc tế.

    -Trách nhiệm thi hành Hiệp định Genève thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.

    3/Hạn chế.

    -Việt Nam mới được giải phóng một nửa nước (từ vĩ tuyến 17 ra Bắc).

    -Lào chỉ có 2 tỉnh (Sầm Nưa và Phongxalì) được giải phóng.

    -Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến không có vùng tập kết nên phải giải ngũ.

    4/Nội dung thể hiện thắng lợi.

    Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước đó, thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta.

    5/Ý nghĩa.

    -Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, mở ra một thời kì mới cho dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

    -Bảo vệ được thành quả của Cách mạng tháng Tám.

    -Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

    -Là thắng lợi của cuộc đấu tranh trường kì, anh dũng của 3 dân tộc: VN, Lào, Campuchia.

    -Là thắng lợi của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là nhân dân Pháp.

    -Cổ vũ cuộc đấu tranh của các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập dân tộc.

    Hiệp định Genève đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sau này. Đặc biệt là bài học kinh nghiệm về đấu tranh quân sự song song với đấu tranh ngoại giao.

      bởi Hy Vũ 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF