OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy phân tích tình hình kinh tế – xã hội và văn hóa tư tưởng ở Việt Nam trong những năm 1936-1939.

  bởi Bao Nhi 21/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • 1/Tình hình kinh tế.

    a/Nông nghiệp.

    Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, Pháp tăng cường vơ vét ở các thuộc địa, vì vậy phần lớn đất canh tác ở Việt Nam đều tập trung vào tay tư bản Pháp và một bộ phận nhỏ địa chủ , quan lại người Việt.

    Cả nước có khoảng 2/3 nông dân không có ruộng hoạc có ít ruộng.

    Đa số đất nông nghiệp chỉ độc canh cây lúa, còn lại là cây hoa màu khác.

    Các đồn điền trồng cao su chủ yếu ở Nam Kỳ, ngoài ra tư bản Pháp còn trồng những cây công nghiệp khác như: Chè, cà phê, đay, bông…

    b. Công nghiệp.

    Trong những năm 1936 – 1939 , CN khai mỏ được mở rộng hơn trước thời kỳ khủng khoảng kinh tế, tổng sản lượng khai mỏ năm 1929 trị giá 18,6 triệu, năm 1939 là 29.5 triệu đồng.

    Sản lượng các ngành CN dệt, rượu, xi măng cũng tăng, các ngành khác như: điện, nước, cơ khí, giấy, diêm…ít phát triển.

    c. Thương nghiệp.

    Pháp độc quyền thuốc phiện, rượu, muối và thu được lợi nhuận lớn.

    Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và nông sản, nhập cảnh máy móc và hàng tiêu dùng khác.

    d. Tóm lại.

    Trong những năm 1936 – 1939 là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế Việt Nam.

    Tuy nhiên, sự phát triển chỉ tập trung vào một số ngành nhằm đáp ứng nhu cầu chiến tranh.

    Kinh tế VN lạc hậu lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

    2/Tình hình xã hội.

    + Công nhân:

    Mặc dù nền kinh tế có chiều hướng phục hồi, nhưng số người thất nghiệp vẫn cao; năm 1936 có khoảng 40.000 người thất nghiệp, lương thấp hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng.

    Mức sống của những người làm công ăn lương giảm mạnh, do giá sinh hoạt tăng nhanh.

    + Nông dân:

    Phần lớn không có ruộng hoặc có ít ruộng; nhiều người trở thành tá điền, đời sống cơ cực, địa tô chiếm gần một nửa hoa lợi thu được.

    Trong những năm 1936-1939, thiên tai, ngập lụt, vỡ đê xảy ra liên tiếp, nạn đói, mất mùa dịch bệnh, năm nào cũng sảy ra.

    Người nông dân còn phải chịu những khoản phụ thu, lạm bổ của lí dịch, cường hào.

    + Tiểu tư sản và tư sản dân tộc:

    Tầng lớp này ít vốn, không có khả năng thành lập các công ty lớn, bị thuế khóa cao, bị tư bản Pháp chèn ép.

    Tầng tiểu tư sản trí thức bị thất nghiệp nhiều, lương công chức người Việt lương thấp, đời sống khó khăn.

    + Địa chủ vừa và nhỏ bị chủ đồn điền người Pháp, hoạc đại địa chủ người Việt chèn ép, lấn chiếm ruộng đất.

    + Các tầng lớp khác cũng chịu các khoản thuế nặng, giá sinh hoạt đắt đỏ.

    Nhìn chung, đời sống của đa số nhân dân khó khăn, vì thế họ hăng hái đứng lên đấu tranh đòi tự do dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

    3/ Tình hình tư tưởng-văn hóa:

    Báo chí.

    Sau khi mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng , báo chí được tiến hành công khai, hợp pháp, mạnh mẽ nhất là ở Bắc Kỳ, các tờ báo như: Hồn trẻ, Tân xã hội, Thời báo …xuất bản bằng tiếng Việt, các tờ báo tiếng Pháp như:Lao động, Tập hợp, Tiếng nói của chúng ta…

    Ở Trung kỳ có các tờ báo như: Nhành lúa, , Dân, Sông hương tục bản, Kinh tế tân văn…

    Ở Nam kỳ, những người Cộng sản hoạt động công khai, xuất bản các tờ báo tiếng Pháp như: Tranh đấu, Tiền phong, báo tiếng Việt như: Dân chúng, Lao động,…

    Báo chí của Đảng tuyên truyền chủ nghĩa Marx Lênin, Quốc Tế Cộng Sản, LX, ĐCS Đông Dương, Mặt trận chống phát xít của nhân dân TBN, TQ…

    Văn học – nghệ thuật:

    +Những tác phẩm văn học hiện thực phê phán nở rộ trong thời kỳ này, lên tiếng phê phán những mặt xấu của xã hội đương thời.

    +Tiêu biểu là:

    Tiểu thuyết “Bước đường cùng” của NCH, “Tắt đèn” của NTT, “Dông tố, Số đỏ” của VTP.

    Kịch cải lương  “Đời cô lựu” của Trần Hữu Trang…

    Cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.

    Cuối năm 1937, Đảng CS ĐD phát động phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, nhăm giúp người lao động , tiếp cận với sách, báo, nâng cao hiểu biết về chính trị cách mạng

    Đảng CS ĐD, đấu tranh chống tư tưởng phản động của các đảng phái chính trị tay sai Pháp như: Đảng lập hiến của Bùi Quang Chiêu và bọn Trotskyist giả danh cách mạng.

    Ngoài ra những người trí thức tiến bộ là Đảng viên Đảng CS ĐD cũng hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và quan điểm “ Nghệ thuật vị nghệ thuật” trong giới văn hóa, văn nghệ bấy giờ, nhăm truyền bá chủ nghĩa duy vật mác xít.

      bởi Nguyen Phuc 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF