OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Đảng và Hồ Chủ tịch đã xác định như thế nào về vấn đề thời cơ thuận lợi để phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám 1945?

  bởi Lê Văn Duyệt 20/01/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Vào những ngày đầu tháng Tám 1945 … cao trào kháng Nhật cứu nước đã cuồn cuộn dâng lên từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị.

    Trong giờ phút chuyển mình của lịch sử đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhận định : “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

    Vậy thế nào là thời cơ ?

    Thời cơ là điều kiện tuyệt đối có lợi cho ta trong so sánh lực lượng giữa ta và địch trong phạm vi cả nước và trên thế giới.

    Như vậy, nghệ thuật chớp thời cơ là phải phối hợp chặt chẽ việc chuẩn bị lực lượng chủ quan với việc đón lấy thời cơ khách quan thuận lợi : không thể nôn nóng nhưng cũng không phải ngồi để chờ thời cơ tự nó đến.

    Trong quá trình vận động Cách mạng tháng Tám, Đảng và Bác đã tích cực chuẩn bị lực lượng cách mạng, luôn sáng suốt nhận định tình hình, kịp thời chớp lấy thời cơ, kiên quyết và dũng cảm phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.

    Ngay khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và sẵn sàng chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa một khi có đủ điều kiện.

    Thời cơ càng đến gần, càng gấp rút chuẩn bị lực lượng.

    Khi điều kiện chủ quan đã có:

    Quần chúng cách mạng trong cả nước đã sẵn sàng vùng dậy.

    Đảng ta đã chuẩn bị đầy đủ, có quyết tâm cao.

    Điều kiện khách quan thuận lợi (“Cơ hội ngàn năm có một”) đã đến

    Chính phủ Nhật đầu hàng Đồng minh. Nhật ở Đông Dương hết sức hoang mang ngơ ngác.

    Chính phủ Trần Trọng Kim tê liệt.

    Quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

    Với tinh thần sáng tạo, tích cực, chủ động, khẩn trương, kịp thời chớp thời cơ, ngay ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

    Đây là “cơ hội ngàn năm có một” là một thời cơ thuận lợi hiếm hoi và ngắn ngủi, vì một nguy cơ không nhỏ cũng đang đến gần: bọn đế quốc đang sắp sửa tràn vào nước ta để ngăn chặn phong trào cách mạng của nhân dân ta.

    Vì vậy phải giành chính quyền từ tay Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai, đứng ở vị trí người chủ nước nhà mà đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

    Nếu hành động chậm trễ, không nhanh chóng phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước thì đến khi quân Đồng minh đã kéo vào nước ta, các thế lực phản động đứng dậy ôm chân đế quốc thì thời cơ đã đi qua, cách mạng khó có thể thành công.

    Trái lại nếu phát động Tổng khởi nghĩa từ sau ngày 9/3/1945 đến trước 13/8/1945 (sau khi Nhật đảo chính Pháp) thì sẽ bị tổn thất nặng nề vì quân Nhật lúc đó còn mạnh, đang ở thế điên cuồng trước giờ sắp chết, lúc này thời cơ chưa đến.

    Phân tích đúng thời cơ chín muồi là một nghệ thuật chỉ đạo quân sự tài tình của Hồ Chủ tịch và Đảng ta.

    Tóm lại, chớp đúng thời cơ để phát động khởi nghĩa là một yết tố hết sức quan trọng trong thành công của Cách mạng tháng Tám 1945.

    Ba mươi năm sau, Đảng ta lại chớp đúng thời cơ và đề ra chủ trương chính xác kịp thời để làm nên một Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn đất nước.

    Cuối năm 1974 đầu 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi nhanh chóng có lợi cho cách mạng. Bộ Chínhtrị (họp từ 18/12/1974 đến 8/1/1975) đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời cũng dự kiến một phương án táo bạo là :”Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

    Thắng lợi của ta ở trận Buôn Ba Thuột đã làm cho địch suy sụp về tinh thần, tan rã về tổ chức, rối loạn về chiến lược, rung chuểyn toàn bộ hệ thống phòng ngự của chúng.

    Thắng lợi của ta đã dẫn chúng đến sai làm về chiến lược.

    Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Pleiku, Kontum và toàn bộ Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ, để hòng bảo toàn lực lượng.

    Cuộc rút quân của địch đã biến thành cuộc thác chạy hỗn loạn.

    Thời cơ lớn bắt đầu từ đây.

    Muốn nắm chắc thời cơ, trước mắt phải tiêu diệt bằng được quân địch rút chạy. Phải diệt cho nhanh, cho gọn để thúc đẩy sớm quá trình chuyển biến cục diện chiến tranh : đến ngày 24/3 toàn bộ quân địch rút chạy đã bị quân ta tiêu diệt.

    Thời cơ đã chín muồi, với tinh thần nhanh chóng, kịp thời, kiên quyết, táo bạo và dũng cảm, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết nêu rõ : “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam. Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trứơc mùa mưa năm 1975”.

    Từ đây cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chuyển sang giai đoạn mới : từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

    Ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu và kết thúc thắng lợi ngày 30/4/1975.

    Nếu nói nghệ thuật chỉ đạo cách mạng là nghệ thuật “chớp thời cơ” thì có thể nói, ở đây Đảng ta đã nắm và vận dụng nghệ thuật ấy một cách tài tình, đề ra được những quyết định và dự kiến chính xác, đem lại hiệu quả to lớn.

      bởi Mai Anh 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF