OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Đảng ta khởi xướng đường lối đổi mới đất nước từ Đại hội lần thứ mấy, năm nào? Nội dung chủ yếu Nghị quyết của Đại hội đổi mới?Ở tỉnh Bình Dương, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh là đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới, thời gian tiến hành đại hội?

  bởi Phung Meo 21/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18-12-1986. Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

    Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới.

    * Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới toàn diện đất nước:

    - Đổi mới cơ cấu kinh tế, có chính sách sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, xác định nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.

    + Các thành phần kinh tế gồm có: kinh tế khu vực quốc doanh; tập thể; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Chính sách cụ thể đối với từng thành phần kinh tế.

    + Tập trung thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

    - Đổi mới cơ chế quản lý:Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp. Thực chất của cơ chế mới là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm kế hoạch, quan hệ T-H…

    - Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: Công bố chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức; cần có chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh

    - Đổi mới và tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước:

    + Cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước: Bộ máy từ trung ương đến địa phương và cơ sở là một hệ thống thống nhất, có phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm từng cấp; điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn xã hội theo kế hoạch, giữ vững pháp luật, kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh; xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao…

    - Đổi mới tư duy lý luận và phong cách lãnh đạo của Đảng: nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những đặc trưng và quy luật khách quan trong thời kỳ quá độ; khắc phục bệnh quan liêu, xa rời thực tế, xa rời quần chúng, thực sự gắn bó với dân, lấy dân làm gốc; nâng cao đạo đức cách mạng…

    * Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ IV

    Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ IV họp từ ngày 28/10 - 01/11/1986 tại Thị xã Thủ Dầu Một. Về dự Đại hội có 358 đại biểu, thay mặt cho hơn 10.500 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ IV (11/1986 - 12/1991) gồm 58 đồng chí, trong đó có 13 đồng chí là ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 14 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Luông tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Lê Văn Thâm được bầu làm Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Đồng chí Trần Ngọc Khanh được bầu làm Phó bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ Tỉnh là Đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, là Đại hội đổi mới cách suy nghĩ, cách làm; đổi mới tư duy kinh tế; đổi mới phong cách làm việc gắn bó với quần chúng; đổi mới tổ chức cán bộ và hành động theo quy luật, giải phóng cho kỳ được lực lượng sản xuất hiện có, khai thác và phát huy mọi tiềm năng của tỉnh để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.

      bởi Tường Vi 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF