Cuộc chiến đấu của quân dân ta chống “chiến tranh cục bộ” đã diễn ra như thế nào” (1965- 1968).
Câu trả lời (1)
-
Ngay sau khi đổ quân vào miền Nam, Mỹ đã tung các sư đoàn Mỹ ra chiến trường nhằm “tìm diệt” Quân giải phóng.
Quân dân miền Nam kiên quyết giữ vững thế tiến công, tiến hành chiến tranh nhân dân, được sự phối hợp chiến đấu và chi viện ngày càng lớn của miền Bắc đã quyết tâm chiến đấu chống lại chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
1.Chiến thắng Vạn Tường 18/8/1965.
18/8/1965: 9000 quân Mỹ mở cuộc hành quân vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi) và thất bại nặng nề (chết 900 quân Mỹ).
Chiến thắng Vạn Tường đã chứng minh khả năng đánh thắng Mỹ của quân dân ta và mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”.
2.Đánh bại 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 -1966 và 1966 -1967.
a.Mùa khô 1965 – 1966.
Lúc này Mỹ có trong tay 720 ngàn quân (quân Mỹ và Đồng minh là 220 ngàn), tiến hành 450 cuộc hành quân lớn nhỏ tại đồng bằng Khu V và Đông Nam Bộ nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Quân dân ta chặn đánh địch bằng nhiều phương thức tác chiến khác nhau, loại khỏi vòng chiến 104000 tên địch (trong đó có 35000 tên Mỹ), phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
b.Mùa khô 1966 – 1967.
Lúc này, Mỹ có trong tay hơn 980 ngàn quân (quân Mỹ và Đồng minh là 440 ngàn tên), tiến hành 895 cuộc hành quân vào miền Đông Nam Bộ (lớn nhất là cuộc hành quân Junction City, Attleboro đánh vào chiến khu Dương Minh Châu, cuộc hành quân Cedar Fall đánh vào Trảng Bàng, Củ Chi) với ý đồ tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
Quân dân ta mở hàng loạt trận phản công, đánh tan 3 cuộc hành quân lớn của địch, loại khỏi vòng chiến 151000 tên (trong đó có 76000 tên Mỹ), cùng nhiều phương tiện chiến tranh.
c.Cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968).
Phát huy thắng lợi sau 2 mùa khô (1965 – 1967) và lợi dụng mâu thuẩn của Mỹ trong kỳ bầu cử Tổng Thống (1968) ta chủ trương mở cuộc “tổng công kích” vào các đô thị Miền Nam.
Mục tiêu: Đánh bại “nguỵ quân nguỵ quyền”, Mỹ xâm lược, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pairis.
Diễn biến và kết quả: ta tấn công và nổi dậy qua 3 đợt; Đợt 1: ta tấn công ở hầu hết các đô thị MN 4/6 đô thị lớn (30 rạng ngày 31/1/1968 đến 25/2/1968) ở Sài Gòn ta tấn công vào các cơ quan đầu não của địch; (Dinh Độc Lập , Toà đại sứ, Tổng nha cảnh sát , Đài phát thanh ,sân bay…) và giành thắng lợi to lớn.
Kết quả: đợt 1 diệt 147.000 tên; Trong đợt 2và đợt 3 ta gặp nhiều khó khăn , do chủ quan, nóng vội và chỉ đạo không kịp thời.
Ý nghĩa: Mở ra bước ngoặt mới, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, chấm dứt chiến tranh phá hoại MB, và chịu đàm phán với ta ở Paris.
3.Phong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn và thành thị.
Phối hợp với các hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang ta, phong trào chống kìm kẹp, phá ấp chiến lược, đòi Mỹ cút, đòi tự do, dân chủ, dân sinh.
Vùng giải phóng ngày càng được mở rộng.
Năm 1966, đấu tranh chính trị sôi nổi, rầm rộ ở Huế và Đà Nẵng…, đòi lật đổ chính quyền Sài Gòn, đòi Mỹ cút về nước.
4.Ý nghĩa.
Những chiến thắng của quân dân miền Nam đã làm đảo lộn chiến lược của địch, buộc chúng phải chuyển sang thế phòng ngự bị động.
Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam đã ra đời. Đây là một thắng lợi chính trị quan trọng của nhân dân miền Nam trong quá trình chiến đấu chống chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.
Làm đảo lộn thế chiến lược và lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược.
Buộc Mỹ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và đến Hội nghị Paris để đàm phán chấm dứt chiến tranh.
Mở ra một thời kì mới của cách mạng miền Nam, cung cấp những bài học kinh nghiệm quý giá để quân dân ta tiến lênh giành thắng lợi cuối cùng.
bởi Mai Vi 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời