Chứng minh cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một cuộc vận động quần chúng hết sức rộng rãi với những hình thức đấu tranh rất phong phú.
Câu trả lời (1)
-
1/Cuộc vận động quần chúng hết sức rộng rãi.
Đấu tranh đòi quyền tự do dân sinh dân chủ.
Tháng 8/1936 diễn ra phong trào Đông Dương đại hội.
Đầu năm 1937 phong trào đón phái viên GôĐa đưa dân nguyện và Toàn quyền mới Brêviê.
Ngày 01/5/1938 lần đầu tiên trong ngày QTLĐ, các cuộc mít tinh được tổ chức công khai ở HN và nhiều nơi khá thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
b. Phong trào công nhân.
Hàng năm có hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân, bao gồm từ những công nhân đồn điền đến những người lao động bình thường, đòi các quyền tự do dân chủ như tăng lương, giảm giờ làm, đòi lập nghiệp đoàn…
Từ những cuộc đấu tranh lẻ tẻ đến những cuộc đấu tranh quy mô lớn, ảnh hưởng vang dội như : đấu tranh của công nhân mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả (11/1936), của công nhân xe lửa Trường Thi, công nhân đường sắt toàn Đông Dương (1937)…
c. Phong trào nông dân
Hàng năm cũng có hàng trăm cuộc, đặc biệt cuộc đấu tranh của nông dân Nam Kì đòi các quyền tự do dân chủ, chống đói.
d. Lĩnh vực bào chí.
Các tờ báo công khai được lưu hành: Dân chúng, tin tức, bạn dân … va sách những người dân cày, thơ ca cách mạng...
-Giác ngộ cho các tầng lớp nhân dân về đường lối cách mạng của Đảng.
e. Đấu tranh nghị trường.
Hình thức là đưa người của Đảng ra ứng cử vào các cơ quan chính quyền của thực dân: Viện dân biểu Trung kỳ (1937), Bắc kỳ(1938) và Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (1939).
Mở rộng lực lượng của mặt trận, vạch trần chính sách phản động của thực dân.
f. Các tầng lớp khác.
Tiểu thương, viên chức, học sinh, sinh viên cũng tham gia rất đông, thậm chí cả một bộ phận tầng lớp trên và một số người Pháp có xu hướng dân chủ tham gia.
2/Hình thức đấu tranh rất phong phú.
Các đoàn thể quần chúng (hội thể thao, đọc sách, cứu tế… ) mọc lên khắp nơi.
Biểu tình, mít tinh, hội thảo, “đón rước”, bãi công, bãi thị, bãi khóa, hoạt động bí mật, công khai hợp pháp…
Các hình thức đấu tranh nghị trường và tư tưởng văn hóa cũng được Đảng ta sử dụng triệt để trong các cuộc bầu cử vào “nghị viện”, người của Mặt trận đều giành được thắng lợi lớn.
Thông qua hoạt động này, Đảng đã phát động được phong trào đấu tranh sôi nổi của quần chúng.
Sách báo tiến bộ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp được phổ biến rộng rãi như báo Tin tức, Dân chúng, Lao động… cuốn “Vấn đề dân cày” (của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp)…
Các báo này đã vạch trần tội ác của giặc, bênh vực, cổ vũ quần chúng, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, có tác dụng rất to lớn.
bởi Hữu Trí 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời