OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vì sao các bác sĩ phòng X-quang phải đeo yếm chì?

  bởi Lan Anh 24/01/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Tia X - quang hay còn gọi là tia Rơngen do nhà vật lý người Đức là Rơngen phát minh vào
    năm 1895. Loại tia bức xạ mắt không nhìn thấy này không chỉ xuyên qua giấy đen, thuỷ tinh
    mà còn có thể xuyên qua kim loại và cơ thể người, có thể làm phim giấy ảnh bị lộ sáng. Vì
    vậy tia X - quang trở thành phương tiện chẩn đoán quan trọng trong y học. Dùng phương
    pháp chẩn đoán bằng tia X - quang vừa rẻ tiền, tiện lợi, nhanh chóng có kết quả, nội khoa,
    xương, ngũ quan chỉ cần một tấm phim X - quang là các bác sĩ có thể nhìn được mọi tình
    hình bệnh tật.
    Nhiều người rất lo sợ khi chiếu tia X - quang vào cơ thể. Chúng ta thường thấy các bác sĩ
    phục vụ ở phòng chiếu tia X - quang phải đeo tấm giáp bằng lá chì trông rất kỳ dị. Vì sao
    vậy? Bởi vì khi dùng phương pháp chiếu tia X - quang thường phải dùng các chất phóng xạ
    (hoặc ống phát tia X) làm nguồn phát tia X. Nhưng chất phóng xạ lại là con dao hai lưỡi: nó
    vừa có thể chẩn đoán bệnh, chữa trị bệnh nhưng đồng thời cũng gây cho cơ thể những tổn
    thất nghiêm trọng. Đó là vì các tia phóng xạ có thể gây tổn thương và giết chết các tế bào
    lành trong cơ thể. Nếu các tổ chức trong cơ thể chịu chiếu xạ của một liều lượng quá lớn các
    tia phóng xạ sẽ làm cho lượng lớn tế bào bị tử vong, nếu không có số tế bào mới đủ thay thế
    thì các tổ chức bị tia phóng xạ chiếu xạ sẽ bị hoại tử. Ngoài ra khi bị chiếu xạ quá liều lượng
    có thể làm cho một số tế bào thường xảy ra đột biến thành tế bào ung thư.
    Nhưng chúng ta cũng đừng thần hồn nát thần tính chỉ tiếp xúc với một ít tia phóng xạ đã
    lo sợ. Nói chung chỉ tiếp xúc với một ít tia phóng xạ thì cũng không vấn đề gì đáng lo. Trên
    thực tế thì trong cơ thể vẫn chứa một ít các đồng vị phóng xạ tự nhiên. Bình quân một phút

    trong cơ thể người có thể xảy ra hàng vạn biến đổi phóng xạ. Các công trình kiến trúc đất
    đai, không khí, thức ăn... Ở quanh ta có chứa một số lượng chất phóng xạ nhất định. Bình
    quân hằng năm mỗi người chúng ta chịu một số lượng phóng xạ không lớn lắm, kể cả khi
    chiếu tia X, không hề ảnh hưởng tới sức khoẻ. Thế nhưng với những nhân viên phục vụ
    phòng chiếu X - quang nếu không có biện pháp bảo vệ thích đáng thì do hết ngày này tháng
    khác tiến hành chiếu tia X - cho bệnh nhân thì liều lượng chiếu xạ tích tụ sẽ có ảnh hưởng
    nguy hại đến sức khoẻ. Tia X có thể xuyên qua nhiều loại vật chất nhưng không xuyên qua
    chì nên các bác sĩ phòng X - quang mặc tấm áo chì với độ dày thích hợp, các tia X sẽ bị chì
    hấp thụ hoàn toàn và không xuyên qua người nên các bác sĩ sẽ không bị tia X gây hại.

      bởi Hong Van 25/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF