OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ví dụ về tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ, tính bắt buộc của pháp luật

vd về tính quy phạm phổ biến,tính xác định chặt chẽ,tính bắt buộc của pháp luật

help~

  bởi can chu 18/12/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • - Tính bắt buộc chung (tính qui phạm phổ biến): Trước hết, qui phạm được hiểu là những qui tắc xử sự chung, được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực, mực thước đối với hành vi của 1 phạm vi cá nhân, tổ chức. Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những qui phạm pháp luật. Do vậy nó cũng là qui tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Pháp luật với các loại qui phạm khác ở chỗ: Pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
    VD: Pháp luật qui định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.
    - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Yêu cầu của pháp luật là phải xác định chặt chẽ về mặt hình thức, được biểu hiện ở:
    +Lời văn: phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa. Nếu không đúng được yêu cầu này, chủ thể sẽ hiểu sai, hiểu khác.
    +Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên mỗi một cơ quan/ loại cơ quan chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác định và theo một trình tự, thủ tục nhất định.
    VD: Hiếu pháp, bộ luật: Quốc hội mới có quyền ban hành
    Nghị định: Chính phủ mới có quyền ban hành
    +Sự xác định chặt chẽ trong cấu trúc của Pháp luật.
    - Tính đảm bảo được thực hiện bằng Nhà nước: Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện:
    +Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật.
    +Nhà nước đảm bảo cho Pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
    Tính cưỡng chế là tính không thể tách rời khỏi Pháp luật. Mục đích cưỡng chế và cách thức cưỡng chế là tùy thuộc bản chất Nhà nước.
      bởi Kane's Khang 18/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF