OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Pháp luật là gì?

pháp luật là gì? em hãy nêu suy nghĩ của mình về một đất nước không có hiến pháp' pháp luật?

  bởi My Hien 19/09/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (9)

  • -Pháp luật là các quy tắc xử xự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục thuyết phục cưỡng chế.

    Một đất nước không có pháp luật thì:

    -Tệ nạn xã hội tràn lan không có ai quản lí ...

    -Xh sẽ trở lên rối loạn ,không có công bằng, không thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực

    -Quyền và lợi ích của nhân dân không được bảo vệ, ..

    -Kinh tế suy giảm , truyền thống văn hóa mất dần..

    => Dẫn tới những hậu quả xấu về mọi mặt

      bởi Hoàng Nhi 19/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • *Định nghĩa Pháp luật:

    Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

    *Những đặc trưng cơ bản của pháp luật:

    Nhìn một cách tổng quát, pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau:

    - Tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế):

    Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Nói một cách khác, pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà nước chứ không thể bằng bất kỳ một con đường nào khác. Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm loàn xã hội. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người. Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật. Các loại quy tắc xử sự khác chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp, dưới những phương thức "nhẹ nhàng” hơn và được bảo đảm bằng dư luận xã hội, chứ không phải bằng quyền lực nhà nước như đối với pháp luật (trừ những trường hợp đặc biệt được nhà nước quan tâm).

    - Tính quy phạm:

    Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự đó là những khuôn mẫu, những mực thước được xác định cụ thể, không trừu tượng, chung chung. Tính quy phạm của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người (chủ thể) có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép. Vượt quá giới hạn đó là trái luật. Giới hạn đó được xác định ở nhiều khía cạnh khác nhau như cho phép, cấm đoán, bắt buộc... Về nguyên tắc, pháp luật phải cụ thể, khuôn phép, mực thước, không thể lạm dụng hoặc tùy tiện. Vì vậy, nói đến pháp luật suy cho cùng là phải xét đến các quy phạm cụ thể. Nếu không có quy phạm pháp luật
    được đặt ra thì cũng không thể quy kết một hành vi nào là vi phạm, là trái pháp luật. Những nguyên tắc: "Mọi người được làm tất cả mọi việc trừ những điều mà pháp luật nghiêm cấm", "mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được hình thành là dựa trên cơ sở của đặc trưng về tính quy phạm của pháp luật. Chính đặc trưng cơ bản này đã làm cho pháp luật ngày càng có "tính trội", hơn hẳn đối với các loại quy phạm xã hội trong xã hội văn minh, hiện đại.

    - Tính ý chí:

    Pháp luật bao giờ cũng là hiện tượng ý chí, không phải là kết quả của sự tự phát hay cảm tính. Xét về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp, lực lượng cầm quyền. Y chí đó thể hiện rõ Ơ mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế đời sống xã hội.

    Trên thực tế chỉ có lực lượng nào nắm được nhà nước mới có khả năng thể hiện ý chí và lợi ích của mình một cách tối đa trong pháp luật. Một khi ý chí và lợi ích đã được hợp pháp hóa thành pháp luật thì nó được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Vì vậy mọi quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật đều được diễn ra dưới những hình thức cụ thể, theo những nguyên tắc và thủ tục chặt chẽ. Đó là kết quả của sự tư duy chủ động, tự giác của những nhà tư tưởng, những nhà chức trách. Điều này cũng cho thấy rõ sự khác biệt giữa pháp luật với các hệ thống quy phạm khác.

    - Tính xã hội:

    Mặc dù pháp luật có tính nhà nước, tính ý chí, nhưng tính xã hội vẫn là một đặc trưng cơ bản không thể coi nhẹ. Như đã phân tích trong mục 1 , muốn cho pháp luật phát huy được hiệu lực thì nó phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội Ơ thời điểm tồn tại của nó, nghĩa là pháp luật phải phản ánh đúng những nhu cầu khách quan của xã hội. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các mối quan hệ xã hội, pháp luật chỉ có khả năng mô hình hóa những nhu cầu xã hội khách quan đã mang tính điển hình, phổ biến và thông qua đó để tác động tới các quan hệ xã hội khác hướng các quan hệ đó phát triển theo hướng đã được nhà nước xác định. Như vậy ở đặc trưng này nét khác biệt của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở tính toàn diện và tính điển hình (phổ biến) của các mối quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

    Xem xét những đặc trưng cơ bản nói trên của pháp luật càng cho thấy rõ bản chất và sự khác biệt giữa pháp luật với các hiện tượng khác. Cả bốn đặc trưng cơ bản đó đều có ý nghĩa quan trọng và nằm trong mối quan hệ bản chất với nhau, không thể chỉ chú trọng điểm này mà coi nhẹ điểm kia.

    Tuy nhiên, những đặc trưng đã nêu chỉ là những đặc trưng cơ bản, bên cạnh chúng còn có những đặc trưng khác. Tùy thuộc vào yêu cầu xem xét kỹ về một kiểu pháp luật, một hệ thống pháp luật điển hình của một khu vực hoặc một quốc gia nhất định, chúng ta sẽ đề cập một cách cụ thể hơn. Ví dụ: tính khái quát và cụ thể, thành văn và không thành văn, tính nghiêm khắc và nhân đạo...

      bởi Thái Bá Quân 19/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Pháp luật làtổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện phápgiáo dục, thuyết phục,...

    - Kỉ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách nhằm tạo ra sự tự chủ, phục tùng. Kỷ luật giúp đào tạo con người, nhờ có kỷ luật năng lực con người được tập trung để hướng đến một mục tiêu, nhờ đó ta có thể đi tới chỗ thành công

    - Banrn thân em đã đã chấp hành nghiêm túc các điều lệnh luật pháp, và thực hiện đầy đủ kỉ luật

      bởi Nguyễn Lan 20/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế

    tính bắt buộc : pháp luật do nhà nước ban hành mang tính quyền lực nhà nước yêu cầu mọi ngừoi phải tuân theo nêu ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy phạm của pháp luật
    Ví dụ:
    + Luật hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nếu ai vi phạm cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
    + Luật giao thông quy định tất cả mọi người dân khi đi hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm nếu ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của bảo luật.

      bởi Lê Văn Nam 21/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • lê mai nhi K/n phap luat co trong SGK nha bn

    lê mai nhi Ban chat phap luat la dac diem cua phap luat cx co trong sgk luon

    *Con duong hinh thanh phap luat la

    +Do nha nuoc cai cach

    +Bang sang tao cua phap luat

      bởi NguyenMinh Đạt 21/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a/ Pháp luật : là các quy tắc xử sự chung , có tính bắt buộc , do Nhà nước ban hành , được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục , cưỡng chế 
    b/Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật vì :
    - Nhà nước ta là nhà nước của dân , do dân và vì dân ; Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật , không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa , mọi công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau

      bởi Huệ Nguyễn 22/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mk tl gộp nhé !

    Pháp luật là quy tắc xử lý chung ,có tính bắt buộc .Nhà nước ban hành pháp luật .Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục ,cưởng chế còn Kỷ luật là Quy định quy ước .Mọi người phải tuân theo .Tập thể cộng đồng đề ra .Đảm bảo mọi người hành động thống nhất ,chặt chẽ ;cụ thể hộ kinh doanh phải nộp thuế ,nếu có hành vi trốn thuế thì pháp luật sẽ xử phạt .HS thực hiện nội quy của trường ,nghe hiệu lệnh trống vào và ra lớp (chơi ,về ).Mỗi cá nhân HS biết thực hiện tốt kỷ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt .HS biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần cho xã hội ổn định ,bình yên .Hoặc công nhân viên chức chấp hành nội quy,kỷ luật của cơ quan thì cơ quan ấy được tốt .Nhưng tất cả nội quy ,kỷ luật của cơ quan ,trường học (tập thể )đều phải tuân theo những quy định của pháp luật ,không được trái với pháp luật .
    Học tốt !
     
     
     
      bởi Dương Nghiêm 22/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hệ thống qui tắc mang tính bắt buộc

      bởi Nguyễn Lại Thanh Tâm 20/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF