OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu các nguồn tài nguyên biển của nước ta?

Nêu các nguồn tài nguyên biển của nước ta? Thực trạng môi trường biển của nước ta, các biện pháp khắc phục môi trường biển?

  bởi Xuan Xuan 01/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1.Tài nguyên sinh vật

    Biến Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.

    Vùng biển Việt Nam có hơn 2458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích như: mực, hải sâm…

    Chim biển: các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến…

    Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.

    2.Tài nguyên phi sinh vật

    Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.

    Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.

    3. Tài nguyên giao thông vận tải

    Lãnh thổ nước ta có đường bở biển chạy theo hướng Bắc – Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài

    Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mai quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ở cả 4 phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma-lắc-ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippines, Indonesia, Singapore đến Ôtx-trây-lia và Niu Di Lân… Hầu hết các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

    4.Tài nguyên du lịch

    Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn ở nước ta.

    Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thuỷ rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

    Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó có 24 đảo có diện tích trên 10 km2 (10 – 320 km2) cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.

    Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước… Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố ngay ở vùng ven biển.

    Các trung tâm kinh thế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn… Hệ thống đường bộ, đường xe lửa xuyên Việt và liêm vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển.

    Các số liệu thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển có nguồn gốc từ đất liền khi các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ thực vật…. mà lượng lớn chất thải này chưa được sử lý, thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra các sông, trăm sông đổ về biển hoặc xả trực tiếp ra biển, mang theo một lượng lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí cả những chất phóng xạ.
    Một nguyên nhân nữa đó là công tác vệ sinh tại các khu du lịch ven biển chưa được chú trọng, rác thải chưa được thu gom xử lý triệt để, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém dẫn tới tình trạng vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên biển biến bãi biển thành nơi chứa rác khổng lồ. Ngoài ra ô nhiễm chất thải do các hoạt động trên biển như hàng hải, tai nạn tràn dầu từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Các vụ chìm tàu, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản bất hợp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường biển.
    Theo đánh giá của các nhà khoa học, chất lượng môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam đang tiếp tục suy giảm. Đã có 70 loài hải sản được đưa vào danh sách đỏ để bảo vệ, 85 loài ở tình trạng nguy cấp ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt là hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện năm 2002, 2003 ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy hải sản. Từ tháng 12/2006 đến cuối tháng 4/2007, có khoảng 21.600 - 51.800 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm biển Việt Nam từ Bắc đến Nam, trong đó chỉ có 20 tỉnh, thành ven biển đã vớt và xử lý 1.721 tấn, số còn lại khuyếch tán, lan rộng, gây hậu quả cho thực vật và sinh vật biển .

    Tất cả những nguyên nhân trên đã và đang làm tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nguồn tài nguyên từ biển bị suy giảm đáng kể, hủy hoại môi trường sống của chính con người chúng ta.

    Việt Nam có tiềm năng về du lịch biển, nếu vấn đề rác thải không được chú trọng sẽ dẫn tới tình trạng giảm lượng khách du lịch trong và ngoài nước.

    Mặt khác, hải sản là một trong những nguồn thức ăn chính của chúng ta, nhưng do tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, những loài hải sản sống trong môi trường bị nhiễm bẩn sẽ bị nhiễm một số chất độc hại và một số bệnh. Khi ăn phải những loại hải sản này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, sinh ra nhiều loại dịch bệnh như tiêu chảy, các bệnh về mắt, về da, ung thư .v.v…
    Một số biện pháp khắc phục:
    - Xây dựng hệ thống xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn trong các nhà máy, các khu công nghiệp.
    - Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường
    - Có chế tài để xử phạt những hành vi vi phạm
    - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
      bởi Quỳnh Như 01/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF