OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng?

1.Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Tâng nào có tác động trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. vì sao ? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ tầng đối lưu?
2. Mùa mưa ở Kon Tum năm nay đến sớm hơn năm trước. Đó là biểu hiện của khí hậu hay thời tiết ? Vì sao ?
3. Khí áp là gì ? Hãy mô tả sự phân bố các loại gió : Tín phong, gió Tây ôn đới trên trái đất
4. Trong điều kiện nào thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ tạo thành mây, mưa?
5. Nước ta nằm trong đới khí hậu nào, nêu đặc điểm? Bản thân em có thể làm gì để làm giảm thiểu sự nóng lên của khí hậu trên Trái Đất hiện nay ?
6. Hồ là gì ? Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được chia làm mấy loại?
7. Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng sóng và thủy triều?
8. Đất( thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào, hãy kể tên? Nêu một số biện pháp để có thể làm tăng thành phần hữu cơ trong đất ?
9. Sông và hồ khác nhau như thế nào? Hãy cho biết những căn cứ để phân loại hồ? Để bảo vệ nguồn nước sông và hồ, bản thân em cần phải làm gì ?
10. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất?
  bởi Thuy Kim 26/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1)

    - Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
    - Đặc điểm tầng đối lưu:
    + Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
    + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
    + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
    + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
    + Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.
    Tầng nào có tác động trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất la Tầng đối lưu là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh.Phần lớn các hiện tượng mà con người gắn với thời tiết hàng ngày diễn ra ở tầng đối lưu. Đặc trưng của tầng này thể hiện ở các dòng đối lưu của không khí nóng từ bề mặt bốc lên cao và lạnh đi. Hiện tượng đối lưu đã mang lại tên gọi cho tầng này.
    2)Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

    a) Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

    - Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).

    - Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi toà ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống các lớp không khí ở khu vực các vĩ tuyến 30 - 35°B và N)

    - Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).

    - Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

    b) - Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.

    - Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 - 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60 (nơi có áp thấp).

    Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.

    4)Hiện tượng không khí bốc hơi bay lên cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm xuống.
    Gặp điều kiện thuận lợi ( gặp lạnh) thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti. Các hạt nhỏ vẫn tiếp tục bay lên cao , chúng tiếp tục va vào nhau nên sẽ ngưng tụ thành hạt nước to, các hạt nước trĩu nặng rơi xuống mặt đất tạo thành mưa

    6)Hồ là một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thông thường nước ngọt. Đa số các hồ trên Trái Đất nằm tại bán cầu Bắc, ở vĩ độ cao.

    - Phân loại hồ
    . Theo tính chất của nước có hai loại hồ:
    + Hồ nước mặn
    + Hồ nước ngọt
    . Theo nguồn gốc hình thành:
    + Hồ vết tích của sông.
    + Hồ trên miệng núi lửa.
    + Hồ nhân tạo.

    7)Bài 2 SGK trang 75 - Địa lý lớp 6 | Học trực tuyến - Hoc24

    9)* Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
    * Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.

    Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
    Ghi chú: Nước trong hồ vẫn có thể chảy đi nơi khác được (ví dụ hồ thủy điện sông Đà, nếu nước trong hồ mà không chảy được đi đâu thì làm sao sản xuất ra điện!)

    10)1. Đá mẹ
    Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
    2. Khí hậu
    Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
    Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
    3. Sinh vật
    Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
    4. Địa hình
    Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
    Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
    5. Thời gian
    Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
    6. Con người.

      bởi Tiến Thành 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF