OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Em hãy nêu giải pháp để tránh tình trạng nước biển dâng gây ngập lụt.

Các đại dương đã đem đến cho con người những giá trị to lớn vô tận như hải sản giao thông năng lượng tự nhiên việc con người đang ngày càng chạy càng thải ra nhiều khí CO2 làm gia tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất ấm dần lên từ đó băng ở hai cực dần tăng chạy khiến cho mực nước các đại dương tăng cao đe dọa trực tiếp đến các vùng đất thấp ven biển trên toàn thế giới Nếu nơi em ở thực sự bị nước biển dâng gây ngập lụt đe dọa đến cuộc sống thì em có suy nghĩ mong muốn giải pháp gì để điều đó không
  bởi Huy Tran 19/03/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (5)

  • Để đối phó với các hiểm họa nước biển dâng, nước ta đã và sẽ xây dựng hệ thống công trình thủy lợi để kiểm soát số lượng và chất lượng nguồn nước trong vùng, giảm thiệt hại do nước gây ra. Thực tế cuộc sống cho thấy, vai trò của công tác thủy lợi có ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng nước của các vùng. 
     
    Vì thế, cần phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và phát huy hiệu quả các hệ thống và công trình thủy lợi đã có, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch thủy lợi, thực hiện các dự án trong tương lai. Các biện pháp công trình kiểm soát lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là làm đê bao, bờ bao và hệ thống cống điều tiết lũ. Đê bao là những đường, những con đê được xây dựng vững chắc cao hơn mực nước lũ thiết kế để các trận lũ lớn nước không tràn qua.

    Việc xây dựng các đê kiên cố hóa bờ biển, bờ sông ở Việt Nam là rất cần thiết. Khi nước biển dâng cao, để bảo đảm an toàn cuộc sống của mọi người có thể làm “đê cứng” (bê tông cốt thép dày). Giải pháp dễ làm, khả thi, ít tốn kém và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên là “làm đê mềm” bằng cách “trồng rừng ngập mặn” ở tất cả những bãi sình lầy, những nơi có thể trồng được các loại cây: mắm, đước, bần, sú, vẹt, với chiều rộng từ 300 - 1.000m, phía bên trong là đê, kết hợp với đường giao thông. Cần xây dựng các “mô hình cụm và tuyến dân cư an toàn”; kết hợp với ao, hồ dự trữ nước ngọt ở những vùng đông dân, mà tương lai sẽ bị ngập sâu với cốt nền cao hơn mực nước năm 2100, chấp nhận “sống chung với nước dâng cao”.

    Trước hết, phải kể đến các mô hình như tôn nền các cụm, tuyến dân cư vượt lũ để xây dựng nhà ở. Hình thức thực hiện là tôn nền các cụm, tuyến dân cư cao hơn mức ngập lụt để xây dựng nhà ở. Trên cụm, tuyến dân cư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cuộc sống người dân. Ở ven biển các tỉnh miền Trung, việc bảo vệ các rừng phi lao, rừng dừa chắn gió bão, chắn sóng và nước biển dâng là rất cần thiết để bảo vệ mùa màng và khu dân cư vốn nằm trên những vùng đất cát rất nhạy bén nước biển dâng.
      bởi Lê Nguyên 20/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  Để đối phó với các hiểm họa, giảm nhẹ và từng bước thích nghi biến đổi khí hậu

      bởi Chu Chu 01/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

  • Để đối phó với các hiểm họa, giảm nhẹ và từng bước thích nghi biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam cần chú trọng đến việc xây dựng và phát huy hiệu quả các hệ thống và công trình thủy lợi đã có, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch thủy lợi, thực hiện các dự án trong tương lai

      bởi -=.=- Gia Đạo 22/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giảm nhẹ từng bước biến đổi khí hậu

      bởi hoàng vinh 23/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hạn chế quá trình biến đổi khí hậu

      bởi Nguyễn Đức Anh 6A5 23/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF