OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Động đất là gì?

trả lời các câu hỏi sau :

1 Động đất là gì ?

2 nguyên nhân gây ra động đất ?

3 những khu vực nào thường xảy ra động đất ?

4 hậu quả do động đất gây ra ?

5 cách phòng tránh và giảm nhẹ thương tích do động đất?

trả lời giúp mìh nhé các bn!!!!!!!!

  bởi nguyen bao anh 28/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • 5. Động đất không thể dự báo trước, nên có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh hoặc giảm thương tích và thiệt hại do động đất gây ra.

    Phòng ngừa: xây dựng trạm quan sát địa chấn và các trung tâm cảnh báo sóng thần để nhận thông tin, xử lí và đưa ra khuyến cáo

    Nên làm gì khi có động đất:

    Trước động đất:

    • Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như tivi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ.
    • Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngã vẫn không làm chướng ngại lối ra. Chúng cũng nên được dính chặt vào tường.
    • Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn.
    • Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất.
    • Tại một nơi dễ đến, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn.
    • Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra.

    Trong lúc động đất:

    Trong nhà

    • Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà nên chui xuống gầm bàn.
    • Tìm góc phòng để đứng. Tránh cửa kính.
    • Tránh xa những vật có thể rơi xuống.
    • Che mặt và đầu bằng sách, báo để khỏi bị các mảnh vụn trúng.
    • Nếu mất điện, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn.
    • Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không.

    Trong các tòa nhà cao tầng:

    • Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng không được dùng thang bộ
    • Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo.
    • Khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào, xem đồng hồ nước.
    • Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người.

    Ngoài đường:

    • Tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống để đứng.
    • Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu, không chui xuống gầm xe

    Sau khi có động đất:

    • Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu.
    • Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích.
    • Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không.
    • Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách.
    • Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ.

      bởi Trần Kha 28/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Là sự rung chuyển trên bề mặt trái đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất.

    2. Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra các trận động đất:
    - Do hiện tượng sụt lở các lỗ rỗng trong vỏ quả đất.
    - Do núi lửa phun trào.
    - Do các vận động bên trong trái đất làm tích tụ năng lượng tại vùng phát sinh động đất và được gọi là động đất kiến tạo. Trên 90% các trận động đất quan trắc được đều thuộc loại động đất kiến tạo.

    3. Philippines, Nhật Bản, Indonesia,... (khu cực ven biển, vành đai thái bình dương..)

    4. - Tác động nguyên phát của động đất do sự chuyển động mạnh của đất và hậu quả tức thì là các vết nứt gãy, các vết sụt lở nền đất, móng tường, sườn đồi núi, đê đập, nền và cột các công trình, những khoảng sụt lớn nứt gãy, các khối đất đá nền di chuyển có kích thước từ 10 đến 15 mét theo chiều bằng ngang và sự sụp theo chiều dọc sâu có thể từ vài mét đến vài chục mét.
    - Tác động thứ phát của động đất sẽ gây một số ảnh hưởng như sập lở đất đá làm thiệt hại về cơ sở vật chất và con người, tạo nên lũ lụt ở các vùng có hồ chứa nước lớn; tác động của động đất cũng làm cho các đập nước dâng cao mức nước, tràn nước, vỡ đập chắn hồ chứa nước.
    - Gây cháy ở những đô thị, tại khu dân cư có thể phát sinh các đám cháy do chập điện, vỡ ống dẫn khí đốt; cháy các kho nhiên liệu, các loại vật liệu dễ cháy.
    - Sóng thần do động đất gây ra có thể đưa một khối lượng lớn nước biển của đại dương vào đất liền làm ngập mặn nhiều vùng rộng lớn ven biển.
    - Trong các trận động đất, con người có thể bị tử vong do sập nhà, đất đá hoặc vật cứng rơi đè làm vỡ sọ, ngực, bụng, dập nát chi, chảy máu trong, chảy máu ngoài, ngã từ trên cao xuống. Tử vong cũng do bị ngạt thở vì đất cát vùi kín, hít thở nhiều bụi, khói khí các vụ cháy, thành ngực bị chèn ép.

    5. Trước khi xảy ra động đất:

    - Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường, thay đổi khi hết hạn sử dụng.
    - Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính.
    - Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích.
    - Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát…. nên đặt xa khỏi các cửa ra vào, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà.
    - Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm.
    - Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.
    Khi xảy ra động đất:
    - Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần.
    - Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy vào thang máy đề phòng mất điện bất ngờ, đồng thời lấy các vật che trên đầu như gối, cặp sách, cặp tài liệu;

    - Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa các tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to và đường dây điện để tránh sập đổ.
    - Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bờ biển thì phải đề phòng sóng thần do động đất xảy ra ở đáy biển.
    - Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ thậm chí sau vài ngày tùy thuộc động đất mạnh hay yếu.

      bởi Nguyễn Hoàng Ngân 29/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF