OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu các thế mạnh trong phát triển kinh tế Tây Nguyên?

hãy nêu các thế mạnh trong phát triển kinh tế TN. Nội dung và các phương hướng -thực hiện các thế mạnh đó hiện nay như thế nào.

  bởi Tra xanh 05/11/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • * Qua phân tích các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội ở TN ta thấy TN có những thế mạnh chính trong phát triển kinh tế xã
    hội như sau:

    -Thế mạnh phát triển cây công nghiệp và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

    -thế mạnh phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai thác gỗ lâm sản

    -thế mạnh phát triển thuỷ điện.

    * Thế mạnh phát triển cây công nghiệp (giống như câu 2)
    (bổ sung thêm vào ý cuối cùng.)
    Các nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp :
    chế biến cà phê hiện nay mới ở trình độ sơ chế chủ yếu ở Buôn ma Thuật và ngoài ra còn chế biến ở đà lạt, Plây cu.
    - Chế biến cao su cũng sơ chế chủ yếu ở Plâycu, Buôn ma Thuật.
    - Chế biến chè búp ở Bầu cạn, biển Hồ ở Gia lai và ở Bảo Lộc Lâm đồng.
    Chế biến tơ tằm ở Bảo lộc, Lâm đồng, đã hình thành liên hợp chế biến tơ tằm hiện đại nhất Đông nam á.

    *Thế mạnh phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai thác gỗ lâm sản.
    - phát triển lâm nghiệp ở TN được coi như là một hướng mũi nhọn trong kinh tế TN. Vì phát triển lâmnghiệp ở TN có lien
    quan tới hiệu quả kinh tế của nhiều ngành kinh tế khác trong cơ cấu kinh tế TN.

    + trước hết phát triển lâm nghiệp sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế rừng cao: do rừng của Tây nguyên được coi là có S lớn nhất cả
    nước- Khoảng 3,3 tr ha rừng trong tổng số hơn 9 tr ha rừng cả nước.

    +Rừng ở TN có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước 60% trong khi đó ở tây bắc chỉ có dưới 10%.

    +S rừng ở TN so với các nước chiếm tới 36% trong khi đó Duyên hải miền Trung có nhiều rừng, nhưng chỉ chiếm 30%.

    +Trữ lượng gỗ và sản lượng gỗ của TN hiện nay lớn nhất cả nước: trữ lượng gỗ có khoảng 180 tr m3 với sản lượng gỗ,
    chiếm 52% sản lượng gỗ cả nước. Những chỉ tiêu đó khẳng định rằng rừng ở TN được coi là có thế mạnh nhất, có ý nghĩa nhất
    trong cơ cấu kinh tế của TN và có S quy mô rừng lớn nhất cả nước.

    +Rừng ở TN không những có S và trữ lượng lớn mà có nhiều loại gỗ quý đặc sản không vùng nào trong cả nước có cả (đó là
    Cẩm lai, Giáng Hương Kiền, Kiền... ) trong đó nổi tiếng nhất là gỗ Cẩm Lai có giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước. Trong rừng còn
    có nhiều loại thú quý như Voi, Gấu, Bò tót, Tê Giác... mà các loài thú rừng quí hiếm này đang được bảo tồn ở khu vườn quóc gia
    Cát Tiên và OK Đon (Đắc Lác). Như vậy, tài nguyên khoáng sản ở tây nguyên không những có giá trị kinh tế lớn mà còn có giá trị
    về sinh thái, môi trường và du lịch.

    +phát triển lâm nghiệp ở TN trên cơ sở có trữ lượng gỗ lớn như vậy, nên vùng này đã và đang hình thành nhiều liên hiệp
    lâm nghiệp, công nghiệp có quy mô vào loại nhất cả nước, điển hình như liên hiệp EA Súp (Đắc Lắc) Kon Hà Nừng, Buôn Gia vằn
    (Gia lai). Những liên hiệp lâm công nghiệp này phải gắn kết chặt chẽ giữa trồng rừng, tu bổ rừng, khoanh nuôi rừng và khai thác gỗ
    lâm sản có kế hoạch cùng với các nhà máy chế biến. TN hiện nay vẫn là vùng cho sản lượng khai thác lớn nhất cả nước nhưng
    nhiều năm qua sản lượng khai thác gỗ của TN có xu thế giảm dần. Nếu như thời kỳ 90- 95 sản lượng gỗ khai thác TB năm 700.000
    m3 gỗ nhưng từ năm 95-99 sản lượng khai thác gỗ trung bình năm chỉ đạt 200- 300000 m3 gỗ, đó là kết quả của việc khai thác rừng
    ở TN nhiều năm qua vẫn còn bừa bãi lãng phí.

    Việc phát triển lâm nghiệp của TN ngoài ý nghĩa kinh tế to lớn như nêu trên còn có ý nghĩa to lớn là bảo vệ môi trường sinh
    thái cho TN và cho DHNTB và ĐNB vì rừng của T N chính là rừng đầu nguồn của các sông Đồng Nai, sông Đà Rằng, sông La
    Ngà. Cho nên, việc khai thác và bảo vệ rừng, trồng rừng ở TN có ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất nông lâm ngư nghiệp ở miền
    Trung và ĐNB , Sự ảnh hưởng đó biểu hiện có tác dụng giữ cân bằng sinh thái điều tiết mực nước ngầm hạn chế xói mòn đất, hạn
    chế lũ lụt ở Duyên hải NTB và TN cho nên phát triển lâm nghiệp ở TN không những có ý nghĩa kinh tế to lớn mà còn có tầm quan
    trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cho cả NTB và ĐNB. Qua những điều phân tích trên chứng tỏ lâm nghiệp ở TN phải
    được coi là mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế .

    -Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng ở TN cần phải thực hiện những hướng chính sau:

    + Phải ngăn chặn mọi hình thức khai thác rừng bừa bãi. Vận động dịnh canh định cư chống du canh, du cư, chống đốt rừng
    làm rẫy. Phải đẩy mạnh trồng rừng kết hợp tu bổ, khoanh nuôi và tập trung đầu tư xây dựng nhiều lâm trường mới nhiều liên hiệp
    lâm công nghiệp mới như Easup, Kon Ha Nừng...

    +Qui hoạch mở rộng vườn quốc gia là qui hoạch vùng đệm ở các khu bảo tồn quốc gia này (Cát Tiênvà OKđôn)

    +đẩy mạnh thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho từng hộ nông dân, tạo cho đất có chủ.

    +đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ, hạn chế xuất khảu gỗ tròn và tận dung các phế liệu của gỗ để sản
    xuất hàng tiêu dùng và dồ mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị.

    -Thế mạnh phát triển thuỷ điện: do TN có độ cao TB 400- 500 m trở lên mà từ TN, bắt nguồn nhiều sông chảy ra biển Đông
    và chảy sang CPC như sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Xêxan, sông Xêrêpok... Do các sông này bắt nguồn từ độ cao lớn, nên
    tạo ra trữ năng thuỷ điện lớn. Đây là vùng có trữ năng thuỷ điện lớn thứ 2 cả nước sau Tây bắc, chiếm 19% trữ năng cả nước. Vì
    vậy, trên địa bàn TN và những vùng phụ cận cho phép xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn và cỡ trung bình:
    Thuỷ điện Ialy trên sông Xê san với công suất 700.000 kw;thuỷ điện Đrây H’Linh 12.000 kW trên sông Xêrêpok,thuỷ điện
    đa nhim trên sông đa Nhim (Lâm đồng)

    - Hiện nay đang chuẩn bị xây dựng 2 nhà mày thuỷ điện là Bonzon và ĐạI Ninh

    - Việc đầu tư xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện ở TN sẽ đem lại nhiều ý nghĩa lớn : trước hết là cung cấp nguồn năng
    lượng điện cho sự nghiệp công nghiệp hoá TN trong đó gắn chặt với triển vọng khai thác và chế biến quặng bô xít ở Lâm Đồng.
    Đồng thời cũng là để điều tiết các nguồn nước tưới trên sông ngòi TN và tạo điều kiện giữ cân bằng hệ sinh thái và giảm sự khắc
    nghiệt về thiếu nước vào mùa khô của TN.
     

      bởi Quyên Thí 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nông nghiệp

    Trong những năm gần đây sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là: cà phê, cao su, chè, điều, ... Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk.

     

    Hình 29.2. Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên

    Nhiều địa phương đã chú trọng phát triển thuỷ lợi và áp dụng kĩ thuật canh tác mới để thâm canh lúa, cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày. Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh. Đặc biệt thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi tiếng về trồng hoa, rau quả ôn đới.

    Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn gặp khó khăn do thiếu nước vào mùa khô và biến động của giá nông sản.

    Bảng 29.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên (giá so sánh 1994, nghìn tỉ đồng)

    Năm

    Kon Tum

    Gia Lai

    Đắk Lắk

    Lâm Đồng

    Cả vùng Tây Nguyên

    1995

    2000

    2002

    0,3

    0,5

    0,6

    0,8

    2,1

    2,5

    2,5

    5,9

    7,0

    1,1

    3,0

    3,0

    4,7

    11,5

    13,1

    Sản xuất lâm nghiệp có bước chuyển hướng quan trọng, kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến. Năm 2003 độ che phủ rừng đạt 54,8%, cao hơn mức trung bình cả nước (36,4%). Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là nâng độ che phù rừng toàn vùng lên 65%.

    2. Công nghiệp

    Công nghiệp của Tây Nguyên hiện chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến tích cực.

    Nhờ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường mà sản xuất công nghiệp của vùng đang được đẩy mạnh.

    Bảng 29.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (giá so sánh năm 1994, nghìn tỉ đồng)

    Năm

    Vùng

    1995

    2000

    2002

    Tây Nguyên

    1,2

    1,9

    2,3

    Cả nước

    103,4

    198,3

    261,1

    Các ngành công nghiệp chê biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh.

    Một sô dự án phát triển thuỷ điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai trên sông Xê Xan và Xrê Pôk.

    3. Dịch vụ

    Trong những năm Đổi mới, các hoạt động dịch vụ của Tây Nguyên đã có bước tiến đáng kể nhờ đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm sản và du lịch.

    Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ hai cả nước (sau Đồng bằng sông Cửu Long). Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên, nhờ đó nước ta là một trong số các nước xuất khầu nhiều cà phê nhất trên thế giới.

    Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá có điều kiện phát triển thuận lợi. Nổi bật nhất là thành phố Đà Lạt.

    Diện mạo kinh tế - xã hội của Tây Nguyên sẽ thay đổi sâu sắc nhờ việc xây dựng thuỷ điện, khai thác bô xít, xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường ngang nối với các thành phố Duyên hài Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.



     

      bởi Lê Trần Khả Hân 18/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
    • Thế mạnh phát triển cây công nghiệp và chế biến sản phẩm cây công nghiệp
    • Thế mạnh phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai thác gỗ lâm sản
    • Thế mạnh phát triển thuỷ điện.
      bởi Huất Anh Lộc 18/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF