OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là gì?

Mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là gì?
  bởi Đàm Thị Thủy 05/06/2020
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Trong thời gian qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội và GRDP bình quân đầu người của Vùng. Cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Các yếu tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp logistics khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Giải pháp phát triển doanh nghiệp kinh doanh logistics tại Đồng bằng sông Cửu Long Novaland tiếp tục chuỗi hoạt động để phát triển bền vững du lịch Đồng bằng sông Cửu Long Trao đổi về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua, bài viết kiến nghị một số nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm này đến năm 2025. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong thời gian qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội và GRDP bình quân đầu người của Vùng. Cụ thể, năng suất lao động xã hội của Vùng tăng từ 36,9 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 67,4 triệu đồng/lao động năm 2016. Trong khi đó, GRDP bình quân đầu người của vùng cũng không ngừng tăng lên, từ 4,3 triệu đồng năm 2000 lên 20,9 triệu đồng năm 2010 và đạt 39 triệu đồng năm 2016. Tuy nhiên, xét trên con số thực tế cho thấy, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp hơn GDP bình quân đầu người của cả nước (GDP bình quân đầu người của cả nước năm 2016 đạt 48,6 triệu đồng). Trong khi đó, năng suất lao động của Vùng thấp hơn năng suất lao động của cả nước (năng suất lao động của cả nước năm 2016 đạt 84,5 triệu đồng/lao động). Về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng ngành Nông nghiệp trong giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản luôn lớn nhất và đang có xu hướng giảm xuống, từ 72,4% năm 2000 xuống còn 66% năm 2010 và còn 63,2% năm 2016. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế ở vùng này trong giai đoạn 2000-2016 đã chuyển dịch theo xu hướng tích cực, làm cho giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng lên, từ 17,2 triệu đồng/ha năm 2000 lên 120,8 triệu đồng/ha năm 2016. Tỷ trọng ngành Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và cũng có xu hướng giảm xuống (từ 2,2% năm 2000 xuống còn 1,1% năm 2016). Ngược lại, tỷ trọng ngành Thủy sản thì có xu hướng tăng nhanh (từ 25,5% năm 2000 lên 33,1% năm 2010 và đạt 35,7% năm 2016). Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản chuyển dịch theo xu hướng trên là do sự tác động của quy luật giá trị làm cho các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động và vốn di chuyển từ ngành Nông - lâm nghiệp sang ngành Thủy sản, nhằm mục tiêu đạt được hiệu quả kinh tế cao. Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ trọng nhóm cây lương thực trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt luôn lớn nhất và có xu hướng giảm xuống (từ 69,4% năm 2000 xuống còn 67,6% năm 2010 và còn 61,2% năm 2016)... Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Trồng trọt phân theo nhóm cây trồng chuyển dịch theo xu hướng trên vừa nhằm khai thác được tiềm năng và lợi thế của vùng, vừa góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất trồng trọt (từ 13,5 triệu đồng/ha năm 2000 lên 61 triệu đồng/ha năm 2010 và đạt 90,5 triệu đồng/ha năm 2016)... Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2000-2016 đã chuyển dịch theo xu hướng: Tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản trong giá trị sản xuất thủy sản có xu hướng tăng nhanh (từ 48,1% năm 2000 lên 68% năm 2016). Ngược lại, tỷ trọng ngành khai thác thủy sản thì có xu hướng giảm nhanh (từ 49,2% năm 2000 xuống còn 28,5% năm 2016)... Đề xuất giải pháp Trên cơ sở nghiên cứu các hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua và để cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Vùng trong thời gian tới tiếp tục gặt hái được những kết quả tích cực, cần thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp chủ yếu sau: Về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để cơ cấu ngành kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới chuyển dịch theo định hướng nêu trên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về nguồn nhân lực như sau: - Cần chuyển dịch cơ cấu lao động: Việc chuyển dịch cần theo hướng giảm nhanh lao động nhóm ngành nông - lâm - thủy sản về số tuyệt đối và về tỷ trọng trong tổng lao động xã hội, tăng nhanh lao động nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong tổng lao động xã hội. Đồng thời, tốc độ tăng lao động nhóm ngành dịch vụ nhanh hơn so với tốc độ tăng lao động nhóm ngành sản xuất vật chất, làm tăng tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ trong tổng lao động xã hội và giảm tỷ trọng lao động nhóm ngành sản xuất vật chất trong tổng lao động xã hội. - Mở rộng quy mô đào tạo: Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo nhằm tăng nhanh tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng lao động xã hội; Chú trọng tăng vốn đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo trong từ nguồn vốn NSNN; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành giáo dục và đào tạo ở vùng, nhất là ở bậc dạy nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học; Phối hợp đào tạo với các vùng khác trong cả nước và hợp tác quốc tế... - Điều chỉnh cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo theo hướng phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Điều chỉnh cơ cấu trình độ đào tạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tăng nhanh trình độ đào tạo là trung cấp và dạy nghề, nhất là dạy nghề; Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề phù hợp với từng đối tượng, từng ngành nghề như đào tạo chính quy, đào tạo vừa làm, vừa học ngay trong DN, cơ sở sản xuất kinh doanh... - Nâng cao chất lượng đào tạo: Rà soát lại các chương trình đào tạo; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Đổi mới nội dung giáo dục - đào tạo theo hướng thường xuyên cập nhật những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; Xây dựng chuẩn đầu ra riêng để đảm bảo người học sau khi ra trường có đủ kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu… - Thu hút nhân tài: Các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài ở các địa phương trong Vùng. Các chính sách đãi ngộ như cấp nhà hoặc cho thuê nhà với giá rẻ, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho họ phát huy tài năng của mình, có chế độ tiền lương, tiền công tương xứng với công sức mà họ đã cống hiến…

      bởi Mai- -Bảo 10/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF