OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

CMR cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

Chứng minh rằng cơ cấu  kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  bởi thu phương 05/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • – Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau. Trong đó nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

    – Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:

    + Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.

    + Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

    – Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:

    + Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới

    + Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.

    + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.

      bởi Nguyễn Thị Thảo 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

    Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

    Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Năm 1990, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 83,4% đến năm 2005 chỉ còn 71,5%. Cùng những năm đó, tỉ trọng ngành thủy sản tăng từ 8,7% lên 24,8%. Nếu xét riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

    Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

    Khu vực III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước


     

      bởi Lê Trần Khả Hân 21/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF