OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt được thể hiện như thế nào ?

  bởi Phan Thiện Hải 05/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại.

    Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc đĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

    Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp.

    Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng tin gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường"? Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ!

    Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú !tr ng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.



      bởi Nguyen Anh Thu 05/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giữ gìn sự trong sáng, sự giàu đẹp, sự phong phú của tiếng Việt và làm cho nó ngày càng hữu ích hơn trong giao tiếp xã hội là một vấn đề được đặt ra thường xuyên và nó có tính lịch sử lâu đời.
    Những phẩm chất cao đẹp trong lời ăn tiếng nói được đánh giá như một tiêu chuẩn thẩm mĩ, đồng thời như là giá trị đạo đức của con người. Quý trọng và bảo vệ tiếng mẹ đẻ là quý trọng cái hay, cái đẹp của mỗi người dân Việt Nam, là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

    "Ngày nay, không ít người vẫn còn yếu kém về tiếng Việt: viết sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu... chưa đúng. Chúng ta đang sống trong thời kỳ đổi mới, mở cửa giao lưu với tất cả các nước trên thế giới, có nhiều sinh viên, học sinh ra sức học ngoại ngữ để có được bằng TOEIC, TOEFL. Song không đủ ý, đủ từ để viết một văn bản bằng tiếng Việt. Do vậy, hơn lúc nào hết, sinh viên Việt Nam nói riêng, tất cả mọi người dân Việt Nam nói chung cần phải hiểu biết tường tận văn hóa dân tộc; cần phải thành thạo khi sử dụng ngôn ngữ Việt Nam. Có như vậy mới không vọng ngoại, đổi mới mà không bị mất gốc; giao lưu văn hóa mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc” (Hà Thúc Hoan).

    Như Bác Hồ đã từng dạy:
    “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.”

      bởi Love Linkin'Park 08/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF