Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 8 Bài 28 Không khí - sự cháy giúp các em học sinh nắm vững định nghĩa Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác. Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Cũng như hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
-
Bài tập 1 trang 99 SGK Hóa học 8
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí:
A. 21% khí nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…).
B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.
C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác.
D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.
-
Bài tập 2 trang 99 SGK Hóa học 8
Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
-
Bài tập 3 trang 99 SGK Hóa học 8
Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi?
-
Bài tập 4 trang 99 SGK Hóa học 8
Điểm giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 99 SGK Hóa học 8
Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì?
-
Bài tập 6 trang 99 SGK Hóa học 8
Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?
-
Bài tập 7 trang 99 SGK Hóa học 8
Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình:
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu?
(Giả sử các thể tích khí được đo ở đktc).
-
Bài tập 28.1 trang 39 SBT Hóa học 8
Hãy nêu hiện tượng em thường gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khi cacbonic.
-
Bài tập 28.2 trang 39 SBT Hóa học 8
a) Trong đời sống hàng ngày những quá trình sinh ra khí CO2 và quá trình nào làm giảm khí O2?
b) Nồng độ khí CO2 trong không khí cao sẽ làm tăng nhiệt độ của Trái đất (hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào là giảm lượng khí CO2?
-
Bài tập 28.3 trang 39 SBT Hóa học 8
a) Cháy (hỏa hoạn) thường gây tác hại nghiêm trọng về vật chất và cả sinh mạng con người. Vậy theo em phải có biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình?
b) Để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa cháy?
-
Bài tập 28.4 trang 39 SBT Hóa học 8
Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nito tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nito. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng là:
A. 200 cm3
B. 400 cm3
C. 300 cm3
D. 500 cm3
(Các thể tích khí đo ở đktc)
-
Bài tập 28.5 trang 39 SBT Hóa học 8
Để một ít P đỏ vào đĩa nổi trên mặt nước, rồi đốt cháy, úp bình không cháy lên đĩa. Sau đó đậy nắp bình (thiết kế như hình vẽ).
a) Em hãy nêu hiện tượng quan sát được và giải thích, viêt phương trình phản ứng.
b) Cho giấy quỳ tím vào nước trong bình, giấy quỳ có đổi màu không?
-
Bài tập 28.6 trang 40 SBT Hóa học 8
Trong một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m.
a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.
b) trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở trong 45 phút, biết rằng một học sinh thử ra 2 lit khí ( thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.
-
Bài tập 28.7 trang 40 SBT Hóa học 8
Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung dịch là 0,5 lit. Sau đó, người ta dùng khí cacbonic CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt them vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở nên thăng bằng? Biết rằng CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích khí CO2 tính ở đktc.