Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 12 Bài 10 Amino axit giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài tập từ cơ bản đến nâng cao và ôn luyện tốt hơn kiến thức môn hoá.
-
Bài tập 1 trang 48 SGK Hóa học 12
Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Bài tập 2 trang 48 SGK Hóa học 12
Có ba chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cẩn dùng thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH
B. HCl
C. CH3OH/HCl
D. Quỳ tím
-
Bài tập 3 trang 48 SGK Hóa học 12
α-Amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,45%, 7,86%, 15,73%, còn lại là oxi và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của X?
-
Bài tập 4 trang 48 SGK Hóa học 12
Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với: NaOH; H2SO4; CH3OH có mặt khí HCl bão hòa?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 48 SGK Hóa học 12
Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng ngưng các amino axit sau:
a) Axit 7-aminoheptanoic?
b) Axit 10-aminođecanoic?
-
Bài tập 6 trang 48 SGK Hóa học 12
Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, N, O) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este A thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2 (đo ở đktc). Xác định công thức, viết công thức cấu tạo của A và B?
-
Bài tập 1 trang 66 SGK Hóa 12 Nâng cao
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử amino axit chỉ có một nhóm -NH2 và một nhóm −COOH.
B. Dung dịch các amino axit đều không làm thay đổi màu quỳ tím.
C. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
-
Bài tập 2 trang 66 SGK Hóa 12 Nâng cao
pH của dung dịch 3 chất NH2CH2COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây?
A. CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH < CH3CH2COOH
B. CH3CH2COOH < NH2CH2COOH < CH3[CH2]3NH2
C. NH2CH2COOH < CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2
D. CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH
-
Bài tập 3 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao
Amino axit là gì? Viết công thức cấu tạo và tên gọi các amino axit có công thức phân tử là C4H9NO2.
-
Bài tập 4 trang 67 SGK Hóa 12 Nâng cao
Viết các phương trình của phản ứng giữa axit 2-amino propanoic với các chất sau: NaOH, H2SO4, CH3OH có mặt khí HCl bão hòa, HNO2.
-
Bài tập 5 trang 67 SGK Hóa 12 Nâng cao
Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng trùng ngưng của các amino axit sau:
a. Axit 7-amino heptanoic.
b. Axit 2-amino propanoic.
-
Bài tập 6 trang 67 SGK Hóa 12 Nâng cao
Viết công thức cấu tạo của các amino axit sau đây:
a. Axit 2-amino-3-phenyl propanoic (phenyl alanin)
b. Axit 2-amino-3-metyl butanoic (valin)
c. Axit 2-amino-4-metyl pentanoic (leuxin)
d. Axit 2-amino-3metyl pentanoic (isoleuxin)
-
Bài tập 7 trang 67 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
\(C{H_3}CH(N{H_2})COOH( + HN{O_2}) \to X( + {H_2}S{O_4},\;{t^0}) \to Y( + C{H_3}OH,\;{H_2}S{O_4},\;{t^0}) \to Z\)
Hãy viết công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra?
-
Bài tập 8 trang 67 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho 0,1 mol hợp chất A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 1,25M, sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,75g muối. Mặt khác, nếu cho 0,1 mol A tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3g muối. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A là 1 α-aminoaxit, không làm mất màu dung dịch KMnO4.
-
Bài tập 10.1 trang 19 SBT Hóa học 12
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất CH3-CH(NH2)-COOH?
A. Axit 2-aminopropanoic
B. Axit α-aminopropionic.
C. Anilin.
D. Alanin.
-
Bài tập 10.2 trang 20 SBT Hóa học 12
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH
A. Axit 1,5 - điaminohexanoic
B. Axit 2,6-điaminohexanoic
C. Axit α ε-điaminocaproic
D. Lysin
-
Bài tập 10.3 trang 20 SBT Hóa học 12
Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2, chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch HCl.
C. natri kim loại.
D. quỳ tím.
-
Bài tập 10.4 trang 20 SBT Hóa học 12
Công thức cấu tạo của glyxin là
A. H2N−CH2−CH2−COOH
B. H2N−CH2−COOH
C. CH3−CH(NH2)−COOH
D. CH2(OH)−CH2(OH)−CH2(OH)
-
Bài tập 10.5 trang 20 SBT Hóa học 12
Trong các dung dịch sau đây, dung dịch nào đổi màu quỳ tím sang xanh
A. H2N- CH2- COOH
B. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH
C. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH
D. CH3-CH(NH2)-COOH
-
Bài tập 10.6 trang 20 SBT Hóa học 12
1 mol α-amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HC1 tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CH(NH2)COOH.
B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-COOH
D. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH
-
Bài tập 10.7 trang 20 SBT Hóa học 12
Khi trùng ngưng 13,1 g axit ε-aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư người ta thu được m gam polime và 1,44 g nước. Giá trị của m là
A. 10,41.
B. 9,04.
C.11,02.
D. 8,43.
-
Bài tập 10.8 trang 21 SBT Hóa học 12
Trong số các chất đã được học, có bốn chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl. Hãy viết công thức cấu tạo và tên của bốn hợp chất đó.
-
Bài tập 10.9 trang 21 SBT Hóa học 12
Hợp chất A là một muối có công thức phân tử C2H8N2O3. A tác dụng được với KOH tạo ra một amin và các chất vô cơ. Hãy viết các công thức cấu tạo mà muối A có thể có, viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng giữa A và KOH, có ghi tên các chất hữu cơ.
-
Bài tập 10.10 trang 21 SBT Hóa học 12
Chất A là một amino axit mà phân tử không chứa thêm nhóm chức nào khác. Thí nghiệm cho biết 100 ml dung dịch 0,2M của chất A phản ứng vừa hết với 160 ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng này thì được 3,82 g muối khan. Mặt khác, 80 g dung dịch 7,35% của chất A phản ứng vừa hết với 50 ml dung-dịch HCl 0,8M.
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Viết công thức cấu tạo của A biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí \(\alpha \).