Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 32 Ankin giúp các em học sinh viết PTHH minh hoạ tính chất của ankin, Giải bài tập liên quan và giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
-
Bài tập 1 trang 145 SGK Hóa học 11
a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankin có công thức C4H6 và C5H8.
b) Viết công thức cấu tạo của các ankin có tên sau: pent-2-in; 3-metylpent-1-in; 2,5-đimetylhex-3-in
-
Bài tập 2 trang 145 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin và các chất sau:
a) Hidro có xúc tác Pd/PbCO3
b) Dung dịch brom (dư)
c) Dung dịch bạc nitrat trong amoniac
d) Hidro clorua có xúc tác HgCl2
-
Bài tập 3 trang 145 SGK Hóa học 11
Trình bày phương pháp hóa học:
a) Phân biệt axetilen với etilen.
b) Phân biệt ba bình không dán nhãn chứa mỗi khí không màu sau: metan, etilen, axetilen.
-
Bài tập 4 trang 145 SGK Hóa học 11
Cho các chất sau: metan,etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom.
D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemangalat.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 145 SGK Hóa học 11
Dẫn 3,36 lít khí hỗn hợp A gồm propin và etilen đi vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy còn 0,840 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc?
a) Tính phần trăm thể tích etilen trong A.
b) Tính m.
-
Bài tập 6 trang 145 SGK Hóa học 11
Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3:
A. 1 chất.
B. 2 chất.
C. 3 chất.
D. 4 chất.
-
Bài tập 32.1 trang 49 SBT Hóa học 11
Chất CH3-C(CH3)2-C≡CH có tên là gì?
A. 2,2-đimetylbut-1-in
B. 2,2-đimetylbut-3-in
C. 3,3-đimetylbut-1-in
D. 3,3-đimetylbut-2-in
-
Bài tập 32.2 trang 49 SBT Hóa học 11
Có 4 chất : metan, etilen, but-1-in và but-2-in. Trong 4 chất đó, có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong amoniac tạo thành kết tủa?
A. 4 chất
B. 3 chất
C. 2 chất
D. 1 chất
-
Bài tập 32.3 trang 49 SBT Hóa học 11
Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Các ankin đều cháy khi được đốt trong oxi.
B. Các ankin đều làm mất màu dung dịch KMnO4.
C. Các ankin đều tác dụng với hiđro ở nhiệt độ cao, có chất xúc tác Ni.
D. Các ankin đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong amoniac.
-
Bài tập 32.4 trang 49 SBT Hóa học 11
Có bao nhiêu ankin có cùng công thức phân tử C5H8?
A. 2 chất.
B. 3 chất.
C. 4 chất.
D. 5 chất.
-
Bài tập 32.5 trang 50 SBT Hóa học 11
Viết phương trình hoá học của phản ứng thực hiện các biến hoá dưới đây và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
-
Bài tập 32.6 trang 50 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một ankin. Tỉ khối của A đối với hiđro là 4,8. Đun nóng hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì phản ứng xảy ra với hiệu suất được coi là 100%, tạo ra hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với Hiđro là 8.
Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
-
Bài tập 32.7 trang 50 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa C2H2 và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 5. Dẫn 20,16 lít A đi nhanh qua chất xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 10,8 lít hỗn hợp khí B. Dẫn hỗn hợp B đi từ từ qua bình đựng nước brom (có dư) cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn lại 7,39 lít hỗn hợp khí C. Các thể tích được đo ở đktc.
1. Tính phần trăm thể tích từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.
2. Khối lượng bình đựng nước brom tăng thêm bao nhiêu gam?
-
Bài tập 32.8 trang 50 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 90 ml A thu được 120 ml CO2. Đun nóng 90 ml A có mặt chất xúc tác Ni thì sau phản ứng chỉ còn lại 40 ml một ankan duy nhất. Các thể tích đo ở cùng một điều kiện.
1. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng chất trong hỗn hợp A.
2. Tính thể tích O2 vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 90 ml A.
-
Bài tập 1 trang 178 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [..] ở mỗi câu sau đây:
a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan. [...]
b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan. [...]
c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C. [...]
d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C. [...]
e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin. [...]
-
Bài tập 2 trang 178 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.
-
Bài tập 3 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin với các chất sau:
a) H2 xúc tác Ni
b) H2 xúc tác Pd/PbCO3
c) Br2/CCl4 ở -20oC
d) Br2/CCl4 ở 20oC
e) AgNO3, NH3/H2O
g) HCl (khí,dư)
h) HOH, xúc tác Hg2+/H+
-
Bài tập 4 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bằng phản ứng hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:
a) Etan; etilen và axetilen
b) Butađien và but-1-en
c) But-1-en và but-2-en.
-
Bài tập 5 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Vì sao trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá?
b) Hãy viết sơ đồ phản ứng điều chế vinyl clorua từ axetilen và từ etilen.
c) Vì sao hiện nay con người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen.
-
Bài tập 6 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Nhiệt phân 3,36 lít metan ở 1500oC trong vòng 0,1 giây. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khi thu được qua dung dịch AgNO3 trong ammoniac cho đến khi nó không làm mất màu dung dịch thuốc quỳ tím thì thấy thể tích hỗn hợp khí giảm đi 20% so với ban đầu (các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện).
a) Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.
b) Xác định thành phần % về thể tích hỗn hợp thu được sau nhiệt phân.
c) Hãy đề nghị phương pháp tách axetilen từ hỗn hợp thu được sau nhiệt phân.
-
Giải Câu hỏi 5 trang 32 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
a) Tại sao nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật phẩm trong y học?
b) Tại sao dùng khí nitrogen để làm căng vỏ bao bì thực phẩm mà không dùng không khí?