Bài tập 32.7 trang 50 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa C2H2 và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 5. Dẫn 20,16 lít A đi nhanh qua chất xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 10,8 lít hỗn hợp khí B. Dẫn hỗn hợp B đi từ từ qua bình đựng nước brom (có dư) cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn lại 7,39 lít hỗn hợp khí C. Các thể tích được đo ở đktc.
1. Tính phần trăm thể tích từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.
2. Khối lượng bình đựng nước brom tăng thêm bao nhiêu gam?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 32.7
1. Giả sử trong 20,16 lít A có x mol C2H2 và y mol H2.
Ta có: x + y = 20,16 : 22,4 = 0,9 (1)
\(\frac{{26x+2y}}{{x+y}} = 5.2=10\) (2)
Giải hệ phương trình ta có x = 0,3 ; y = 0,6.
Thành phần hỗn hợp A:
C2H2 chiếm \(\frac{{0,3}}{{0,9}}.100\% = 33,33\% \)
H2 chiếm 100% - 33,33% = 66,67%
Khi A qua chất xúc tác Ni, xảy ra phản ứng cộng. C2H2 hợp hiđro có thể tạo thành C2H4 hoặc thành C2H6 hoặc thành cả 2 chất đó :
C2H2 + H2 → C2H4
C2H2 + 2H2 → C2H6
Số mol khí trong hỗn hợp B là 10,08 : 22,4 = 0,45 mol
Trong hỗn hợp A có 0,3 mol C2H2 thì trong hỗn hợp B cũng có 0,3 mol các hiđrocacbon.
Số mol H2 trong B là: 0,45 - 0,3 = 0,15 (mol).
Số mol H2 đã tham gia phản ứng: 0,6 - 0,15 = 0,45 (mol).
Khi B đi qua nước brom dư, những hiđrocacbon không no đều bị giữ lại hết (phản ứng hoàn toàn).
Vậy hỗn hợp C chỉ còn lại C2H6 và H2 với số mol tổng cộng là 7,39 : 22,4 = 0,33 mol
trong đó số mol H2 là 0,15 mol, vậy số mol C2H6 là : 0,33 - 0,15 = 0,18 (mol).
Thành phần hỗn hợp C:
C2H6 chiếm \(\frac{{0,18}}{{0,33}}.100\% = 54,55\% \)
H2 chiếm 100% - 55,45% = 45,45%.
Trong hỗn hợp B cũng phải có 0,18 mol C2H6. Để tạo ra 0,18 mol C2H6 cần 0,36 mol H2 tác dụng với C2H2. Vậy lượng H2 tác dụng với C2H2 để tạo ra C2H4 là : 0,45 - 0,36 = 9.10−2 (mol).
Lượng C2H4 trong hỗn hợp B là 9.10−2 (mol) và lượng C2H2 trong B là :
0,3 - 0,18 - 9.10−2 = 3.10−2 mol.
Thành phần hỗn hợp B:
C2H6 chiếm \(\frac{{0,18}}{{0,45}}.100\% = 40\% \)
C2H4 chiếm \(\frac{{9.10^{-2}}}{{0,45}}.100\% = 20\% \)
C2H2 chiếm \(\frac{{3.10^{-2}}}{{0,45}}.100\% = 6,67\% \)
H2 chiếm \(\frac{{0,15}}{{0,45}}.100\% = 33,33\% \)
2. Khối lượng bình đựng nước brom tăng thêm :
9.10−2.28 + 3.10−2.26 = 3,3 (g).
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 32.5 trang 50 SBT Hóa học 11
Bài tập 32.6 trang 50 SBT Hóa học 11
Bài tập 32.8 trang 50 SBT Hóa học 11
Bài tập 1 trang 178 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 178 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Giải Câu hỏi 5 trang 32 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
-
Một hỗn hợp A gồm 2 olefin ở thể khí là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 1,792 lít hỗn hợp A (ở 0°C và 2,5 atm) qua bình đựng dung dịch brom dư, người ta thấy khối lượng của brom tăng thêm 7g. Công thức phân tử của các olefin và thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp A là:
bởi Trinh Hung 27/05/2020
A. C2H4, 50% và C3H6, 50%
B. C3H6,25% và C4H8, 75%
C. C4H8, 60% và C5H10, 40%
D. C5H10, 50% và C6H12, 50%
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hidro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là?
bởi An Nhiên 27/05/2020
A. 92
B. 91,8
C. 75,9
D. 76,1
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là?
bởi Vu Thy 27/05/2020
A. 0,32
B. 0,34
C. 0,46
D. 0,22
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là?
bởi sap sua 27/05/2020
A. 0,1
B. 0,3
C. 0,4
D. 0,2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cho hỗn hợp khí A gồm 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,36 mol hidro đi qua ống sứ đựng Ni làm xúc tác, đun nóng, thu được hỗn hợp khí B. Dẫn hỗn hợp khí B qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng 1,64 gam và có hỗn hợp khí C thoát ra khỏi bình brom. Khối lượng của hỗn hợp khí C bằng bao nhiêu?
bởi Nguyễn Thị Thanh 26/05/2020
A. 13,26 gam
B. 10,28 gam
C. 9,58 gam
D. 8,2 gam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một hỗn hợp X gồm 1 ankan A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử cacbon. Trộn X với H2 (vừa đủ) để được hỗn hợp Y. Khi cho Y qua Pt xúc tác thì thu được khí Z có tỉ khối đối với CO2 bằng 1 (phản ứng cộng H2 hoàn toàn). Biết rằng VX =6,72 lít và VH = 4,48 lít. Xác định công thức phân tử và số mol của A, B trong hỗn hợp X. Các thể tích khí được đo ở đktc
bởi Lê Chí Thiện 26/05/2020
A. 0,2 mol C3H8 và 0,1 mol C3H4
B. 0,2 mol C2H6 và 0,2 mol C2H2
C. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H2
D. 0,1 mol C3H8 và 0,2 mol C3H4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các hỗn hợp khí X, Y đều ở đktc. X chứa CH4 và C2H4 với số mol bằng nhau, Y chứa CH4 và C2H2 với số mol bằng nhau. Cho V lít X và V' lít Y lội từ từ qua nước brom dư thấy lượng brom tham gia phản ứng là như nhau. Tính tỉ lệ V: V' ?
bởi Anh Nguyễn 27/05/2020
A. 1 : 2
B. 2 : 1
C. 1 : 1
D. 3 : 1
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hỗn hợp ban đầu gồm 1 ankin, 1 anken, 1 ankan và H2 với áp suất 4 atm. Đun nóng bình bới Ni xúc tác để thực hiện phản ứng cộng sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp Y, áp suất hỗn hợp Y là 3atm. Tỉ khối hỗn hợp X và Y so với hidro lần lượt là 24 và x. Giá trị của x là?
bởi Bao Nhi 27/05/2020
A. 24
B. 32
C. 34
D. 18
Theo dõi (0) 1 Trả lời