Bài tập 46.12 trang 75 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp M chứa ba hợp chất hữu cơ X, Y và Z. Hai chất X và Y kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng ( MY < MX ). Chất Z là đồng phân của chất Y.
Nếu làm bay hơi 3,2 g M thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 1,68g khí nitơ ở cùng điều kiện.
Để đốt cháy hoàn toàn 16g M cần dùng vừa hết 23,52 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
Nếu cho 48g M tác dụng với Na (lấy dư), thu được 1,68 lít H2 (đktc).
Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 46.12
Số mol 3 chất trong 3,20 g hỗn hợp M là 1,68 : 28 = 0,06 mol
Số mol 3 chất trong 16 g M là \(\frac{{0,06.16}}{{3,2}}\) = 0,3 mol
Khi đốt hỗn hợp M ta chỉ thu được CO2 và H2O.
Vậy, các chất trong hỗn hợp đó chỉ có thể chứa C, H và O.
Đặt công thức chất X là CxHyOz thì chất Y là Cx+1Hy+2Oz. Chất Z là đồng phân của Y nên công thức phân tử giống chất Y.
Giả sử trong 16 g hỗn hợp M có a mol chất X và b mol hai chất Y và Z
Ta có hệ phương trình:
a + b = 0,3 (1) và (12x + y + 16z)a + (12x + y + 16z + 14)b = 16 (2)
Khi đốt 16 g M thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được bằng tổng khối lượng của M và O2 và bằng:
16 + \(\frac{{23,52.32}}{{22,4}}\) = 49,6 (g)
Mặt khác, số mol CO2 = số mol H2O = n
44n + 18n = 49,6 ⇒ n = 0,8
CxHyOz + (x + y/4 -z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O
a mol xa mol ya/2 mol
Cx+1Hy+2Oz + (x + y/4 - z/2 +1,5) O2 → (x+1) CO2 + (y/2 +1)H2O
b mol (x+1)b mol (y/2+1)b mol
Số mol CO2 là: xa + (x + 1)b = 0,8 (mol) (3)
Số mol H2O là: \(\frac{{ya+(y+2)b}}{{2}}\) = 0,8 mol
do đó: ya + (y + 2)b = 1,6 (4)
Giải hệ phương trình :
Biến đổi (3) ta có x(a + b) + b = 0,8
Vì a + b = 0,3 nên b = 0,8 - 0,3x
Vì 0 < b < 0,3 nên 0 < 0,8 - 0,3x < 0,3 ⇒ 1,66 < x < 2,66
x nguyên ⇒ x = 2 ⇒ b = 0,8 - 0,3.2 = 0,2
⇒ a = 0,3 - 0,2 = 0,1
Thay giá trị của a và b vào (4), tìm được y = 4.
Thay giá trị của a, b, x và y vào (2), tìm được z = 1.
Vậy chất X có CTPT là C2H4O, hai chất Y và z có cùng CTPT là C3H6O.
Chất X chỉ có thể có CTCT là CH3-CHO (etanal) vì chất CH2 = CH - OH không bền và chuyển ngay thành etanal.
Chất Y là đồng đẳng của X nên
CTCT là CH3-CH2-CHO (propanal).
Hỗn hợp M có phản ứng với Na. Vậy, chất Z phải là ancol CH2 = CH - CH2 - OH (propenol):
2CH2 = CH - CH2 - OH + 2Na → 2CH2 = CH - CH2 - ONa + H2↑
Số mol Z trong 48 g M là: 2. số mol H2 = 0,15 (mol).
Số mol z trong 16 g M là: \(\frac{{0,15.16}}{{48}}\) = 0,05 mol
Số mol Y trong 16 g M là: 0,2 - 0,05 = 0,15 (mol).
Thành phần khối lượng của hỗn hợp M:
Chất X chiếm: \(\frac{{0,1.44}}{{16}}.100\% = 27,5\% \)
Chất Y chiếm: \(\frac{{0,15.58}}{{16}}.100\% = 54,4\% \)
Chất Z chiếm: \(\frac{{0,05.58}}{{16}}.100\% = 18,1\% \)
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 46.10 trang 75 SBT Hóa học 11
Bài tập 46.11 trang 75 SBT Hóa học 11
Bài tập 46.13 trang 76 SBT Hóa học 11
Bài tập 46.14 trang 76 SBT Hóa học 11
Bài tập 46.15 trang 76 SBT Hóa học 11
Bài tập 46.16 trang 76 SBT Hóa học 11
Bài tập 46.17 trang 76 SBT Hóa học 11
Bài tập 1 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 146 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 8 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 9 trang 247 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 10 trang 247 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 11 trang 247 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 12 trang 247 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 1 trang 259 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
-
Cho 0,1 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa \(AgNO_3\) 1M trong \(NH_3\). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 43,6 g kết tủa. Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử X là:
bởi thu phương 31/01/2021
A. 7
B. 12
C. 9
D. 10
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Axit cacboxylic đơn chức mạch hở phân nhánh (A) có phần trăm khối lượng oxi là 37,2%. Phát biểu nào dưới đây là sai?
bởi hoàng duy 31/01/2021
A.A làm mất màu dung dịch brom.
B. A là nguyên liệu tổng hợp polime.
C.A có đồng phân hình học.
D.A có hai liên kết pi trong phân tử.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là
bởi Lam Van 01/02/2021
A. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5.
B. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.
C. C2H5OH, C2H4, C2H2.
D. CH3COOH, C2H2, C2H4.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hỗn hợp X gồm 2 axit mạch hở, no. Nếu đem hóa hơi 16 gam hỗn hợp X thì được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 5,6 gam khí oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư, thu được 47,5 gam kết tủa. Một thí nghiệm khác khi cho 0,1 mol mỗi chất tác dụng hết với Na kim loại thì thể tích khí \(H_2\) thu được đều không vượt quá 2,24 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của axit có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp X là:
bởi Dell dell 31/01/2021
A. 15,28%
B. 18,25%
C. 18,75%
D. 17,85%
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm \(CH_2 = CH – COOH, CH_3COOH\) và \(CH_2 = CH – CHO\) phản ứng vừa đủ với dung dịch nước chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của \(CH_2 = CH – COOH\) có trong X gần giá trị nào nhất sau đây:
bởi Nguyễn Thị Thanh 01/02/2021
A. 1,4 gam
B. 0,72gam
C. 1,56 gam
D. 1,2 gam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Axit X no, mạch hở, không phân nhánh, tạp chức, phân tử ngoài chức axit còn có thêm 1 chức ancol, công thức thực nghiệm của X là \({{\text{(}}{{\text{C}}_{\text{4}}}{{\text{H}}_{\text{6}}}{{\text{O}}_{\text{5}}}{\text{)}}_{\text{n}}}\) . X là một loại axit có phổ biến trong loại quả nào dưới đây
bởi Dương Minh Tuấn 01/02/2021
A. Chanh
B. Táo
C. Khế
D. Nho
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
rong phân tử andehit \({{\text{C}}_{\text{n}}}{{\text{H}}_{{\text{2n}}}}{\text{O}}\), tổng số liên kết xích – ma (δ) là:
bởi Ánh tuyết 01/02/2021
A. n
B. 3n
C. 2n
D. 2n – 2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A là hợp hỗn hợp (HCHO; \(CH_3CHO\)). Oxi hóa m gam hỗn hợp A bằng oxi trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp 2 axit tương ứng (hỗn hợp B). Giải thiết hiệu suất 100%. Tỉ khối hơi của B so với A bằng x. Giá trị nào sau đây phù hợp với x
bởi Meo Thi 01/02/2021
A. 1,357
B. 1,568
C. 1,268
D. 1,495
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Anđehit X mạch hở, phân tử có 2 liên kết pi (π) và 3 nguyên tử các bon. Số CTCT có thê có của X là :
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 31/01/2021
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hỗn hợp M gồm andehit X và xeton Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol \(O_2\); thu được 0,35 mol \(CO_2\) và 0,35 mol \(H_2O\). Số mol của Y trong m gam M có thể là:
bởi bach hao 31/01/2021
A. 0,08 mol
B. 0,06 mol
C. 0,10 mol
D. 0,05mol
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trung hòa 11,8 gam axitcacboxylic X bằng dung dịch KOH; thu được 19,4 gam muối. Công thức của X là:
bởi Meo Thi 01/02/2021
A. C2H7COOH
B. HOOC – C2H4 – COOH
C. HOOC – CH2 – COOH
D. HOOC – COOH
Theo dõi (0) 1 Trả lời