Giải bài 9.13 trang 33 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
Cho biết lực hút tĩnh điện được tính theo công thức sau: F = \(k\frac{{\left| {{q_1}} \right|\left| {{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) (q1, q2 là giá trị điện tích của hai điện tích điểm, đơn vị là C (coulomb); r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đơn vị là m (meter); k là hằng số coulomb). Dựa vào công thức trên, hãy so sánh gần đúng lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu trong phân tử NaCl và phân tử MgO. Từ đó, cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của hợp chất nào cao hơn.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 9.13
Phương pháp giải:
- Bước 1: So sánh điện tích nguyên tử của các nguyên tố
- Bước 2: So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tố
- Bước 3: Dựa vào công thức F = \(k\frac{{\left| {{q_1}} \right|\left| {{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) để rút ra kết luận
Lời giải chi tiết:
- Phân tử NaCl có \(\left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| = 1\)đơn vị điện tích; phân tử MgO có \(\left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| = 2\)đơn vị điện tích
- So sánh bán kính nguyên tử
+ Kích thước ion O2- nhỏ hơn ion Cl-
+ Kích thước ion Mg2+ nhỏ hơn ion Na+
=> Liên kết trong MgO bền hơn so với NaCl
=> MgO có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn so với NaCl
(Thực nghiệm cho thấy, NaCl nóng chảy ở 801°C và sôi ở 1413°C; MgO nóng chảy ở 2850°C và sôi ở 3600°C.)
-- Mod Hóa Học 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải bài 9.11 trang 32 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 9.12 trang 32 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 9.14 trang 33 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 9.15 trang 33 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 9.16 trang 33 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.