OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải bài 5.14 trang 21 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5.14 trang 21 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

X và Y là hai nguyên tố thuộc chu kì nhỏ, thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái đơn chất, X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. Xác định tên nguyên tố X, Y.

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết bài 5.14

Phương pháp giải:

- Các chu kì nhỏ là chu kì 1, 2 và 3

- Hai nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn (Do X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn nên ZX > ZY.)

+ TH1: ZX – Z= 1

+ TH2: ZX – Z= 7

+ TH3: ZX – Z= 9

Lời giải chi tiết:

Gọi số proton của X và Y lần lượt là ZX và ZY. Do X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn nên ZX > ZY.

Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23 nên: ZX + ZY = 23 (1).

X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp trong bảng tuần hoàn nên số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.

Xét 3 trường hợp:

Trường hợp 1: ZX – ZY = 1 (2)

Kết hợp (1) và (2) được ZX = 12 và ZY = 11. X là Mg (magnesium) và Y là Na (sodium).

Ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố này không phản ứng được với nhau (loại).

Trường hợp 2: ZX – ZY = 7 (3)

Kết hợp (1) và (3) được ZX = 15 và ZY = 8. X là P (phosphorus) và Y là O (oxygen).

Ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).

Trường hợp 3: ZX – Z= 9 (4)

Kết hợp (1) và (4) được ZX = 16 và ZY = 7. X là S (sulfur) và Y là N (nitrogen).

Ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố này không phản ứng được với nhau (loại).

Vậy X là P (phosphorus) và Y là O (oxygen).

-- Mod Hóa Học 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải bài 5.14 trang 21 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF