Hướng dẫn giải bài tập SGK Flo - Brom - Iot Flo - Brom - Iot giúp các em học sinh biết tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng. Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa mạnh. Sự giống và khác nhau về tính chất của flo, brom, iot với clo. Flo có tính oxi hóa mạnh nhất. Nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. Nguyên nhân tính axit, tính khử tăng theo chiều: HF < HCl < HBr < HI
-
Bài tập 1 trang 113 SGK Hóa học 10
Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HCl
B. H2SO4
C. HNO3
D. HF
-
Bài tập 2 trang 113 SGK Hóa học 10
Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào?
A. Màu đỏ.
B. Màu xanh.
C. Không đổi màu.
D. Không xác định được.
-
Bài tập 3 trang 113 SGK Hóa học 10
So sánh tính chất oxi hóa của các đơn chất F2, Cl2, Br2, I2. Dẫn ra những phương trình hóa học của phản ứng nếu có.
-
Bài tập 4 trang 113 SGK Hóa học 10
Phản ứng của các đơn chất halogen với nước xảy ra như thế nào? Viết phương trình phản ứng nếu có?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 113 SGK Hóa học 10
Muối NaCl có lẫn tạp chất NaI.
a) Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCl nói trên có lẫn NaI?
b) Làm thế nào để có NaCl tinh khiết?
-
Bài tập 6 trang 113 SGK Hóa học 10
Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột? Dẫn ra phương trình hóa học của phản ứng mà em biết.
-
Bài tập 7 trang 114 SGK Hóa học 10
Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 lít nước hòa tan 350 lít khí HBr. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit bromhidric thu được.
-
Bài tập 8 trang 114 SGK Hóa học 10
Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 g bạc. Xác định tên muối A.
-
Bài tập 9 trang 114 SGK Hóa học 10
Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,5 kg dung dịch axit flohidric nồng độ 40%. Biết hiệu suất phản ứng là 80%.
-
Bài tập 10 trang 114 SGK Hóa học 10
Làm thế nào để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl?
-
Bài tập 11 trang 114 SGK Hóa học 10
Iot bị lẫn tạp chất NaI. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó?
-
Bài tập 25.1 trang 58 SBT Hóa học 10
Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự: F, O, N, Cl. Phân tử có liên kết phân cực nhất là phân tử nào sau đây ?
A. F2O
B. Cl2O
C. ClF
D. NCl3
-
Bài tập 25.2 trang 58 SBT Hóa học 10
Chất chỉ có tính oxi hoá là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. cả 3 chất F2, Cl2, Br2
-
Bài tập 25.3 trang 58 SBT Hóa học 10
Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4. 2H2O) và bột đá vôi (CaCO3)
Chỉ dùng một chất nào trong các chất cho dưới đây là có thể nhận biết ngay được bột gạo ?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch Br2
D. Dung dịch I2
-
Bài tập 25.4 trang 59 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng tự oxi hóa, tự khử
A. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
B. Cl2 + H2O → HCl + HClO
C. Cl2 + 2KBr → KCl + Br2
D. 3Cl + 2Al → 2AlCl3
-
Bài tập 25.5 trang 59 SBT Hóa học 10
Flo không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây?
A. Khí H2
B. Hơi nước
C. Khí O2
D. Vàng kim loại
-
Bài tập 25.6 trang 59 SBT Hóa học 10
Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh
A. HCl
B. H2SO4
C. HNO3
D. HF
-
Bài tập 25.7 trang 59 SBT Hóa học 10
Tỉ khối của clo so với flo là giá trị nào sau đây
A. 0,53
B. 1,78
C. 1,87
D. 2,3
-
Bài tập 25.8 trang 59 SBT Hóa học 10
Trình bày phương pháp công nghiệp sản xuất flo, brom, iot?
-
Bài tập 25.9 trang 59 SBT Hóa học 10
Cho 19,05 gam hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí (đktc). Xác định thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp muối.
-
Bài tập 25.10 trang 59 SBT Hóa học 10
Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch KBr biết rằng 4,48 lít khí clo (đktc) đủ để tác dụng hết với KBr có trong 88,81 ml dung dịch KBr đó (có D = 1,34 g/ml).
-
Bài tập 25.11 trang 59 SBT Hóa học 10
Xác định nồng độ mol của dung dịch KI biết rằng 200 ml dung dịch đó tác dụng hết với khí Cl2 thi giải phóng 76,2 gam H2
-
Bài tập 25.12 trang 59 SBT Hóa học 10
Hãy tìm cách khử độc, bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau đây:
a) Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl2
b) Chẳng may làm rớt brom lỏng xuống bàn làm thí nghiệm
-
Bài tập 25.13 trang 59 SBT Hóa học 10
Cho khí clo đi qua dung dịch NaBr thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp tục cho khí clo đi qua thì màu vàng lại biến mất. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím, thấy giấy quỳ hoá đỏ.
Hãy giải thích hiện tượng và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
-
Bài tập 25.14 trang 60 SBT Hóa học 10
Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh. Trong dung dịch nước, brom khử Cl2 đến HCl và nó bị clo oxi hoá đến HBrO3. Hãy lập PTHH của phản ứng.
-
Bài tập 25.15 trang 60 SBT Hóa học 10
Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dung dịch) mạnh hơn HCl. Hãy lập PTHH của các phản ứng trong 2 trường hợp sau :
a) HBr khử H2SO4 đến SO2
b) Dung dịch HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hoá bởi O2 của không khí.
-
Bài tập 25.16 trang 60 SBT Hóa học 10
Muối MgCl2 bị lẫn một ít muối MgBr2. Tìm cách loại bỏ tạp chất để được muối MgCl2 tinh khiết
-
Bài tập 1 trang 139 SGK Hóa học 10 nâng cao
Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thủy tinh?
A. HCl;
B. H2SO4;
C. HF;
D. HNO3
-
Bài tập 2 trang 139 SGK Hóa học 10 nâng cao
Vì sao không thể điều chế flo từ florua bằng phản ứng của florua với chất oxi hóa mà phải dùng phương pháp điện phân?
-
Bài tập 3 trang 139 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.
-
Bài tập 4 trang 139 SGK Hóa học 10 nâng cao
Axit flohiđric và muối florua có tính chất gì khác so với axit clohiđric và muối clorua?
-
Bài tập 5 trang 139 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa thu được.
-
Bài tập 1 trang 142 SGK Hóa học 10 nâng cao
Chất NaBrO có tên là gì?
A. Natri bromit;
B. Natri bromua;
C. Natri bromat;
D. Natri hipobromit.
-
Bài tập 2 trang 142 SGK Hóa học 10 nâng cao
Chứng minh rằng brom có tính oxi hóa yếu hơn clo và mạnh hơn iot.
-
Bài tập 3 trang 142 SGK Hóa học 10 nâng cao
So sánh tính chất hóa học của axit bromhiđric với axit flohiđric và axit clohiđric
-
Bài tập 4 trang 142 SGK Hóa học 10 nâng cao
Người ta có thể điều chế brom bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn KBr và MnO2.
a) Viết phương trình hóa học và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.
b) Tính khối lượng của mỗi chất cần dùng để điều chế 32g brom.
-
Bài tập 5 trang 142 SGK Hóa học 10 nâng cao
Nước biển chứa một lượng nhỏ muối natri bromua. Bằng cách làm bay hơi nước biển, người ta thu được dung dịch chứa NaBr với hàm lượng 40 g/l. Cần dùng bao nhiêu lít dung dịch đó và bao nhiêu lít khí clo (ở điều kiện tiêu chuẩn) để điều chế 3 lít brom lỏng (khối lượng riêng 3,12 kg/l)
-
Bài tập 6 trang 142 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong sản xuất brom từ các bromua có trong tự nhiên, để thu được một tấn brom phải dùng hết 0,6 tấn clo. Hỏi việc tiêu hao clo như vậy vượt bao nhiêu phần trăm so với dung lượng cần dùng theo lí thuyết?
-
Bài tập 7 trang 142 SGK Hóa học 10 nâng cao
Chất A là chất muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chứa A.
-
Bài tập 1 trang 145 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong dãy bốn dung dịch axit HF, HCl, HBr, HI.
A. Tính axit giảm dần từ trái qua phải.
B. Tính axit tăng dần từ trái qua phải.
C. Tính axit biến đổi không theo quy luật.
Hãy tìm phương án đúng.
-
Bài tập 2 trang 145 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng iot có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của iot yếu hơn các halogen khác.
-
Bài tập 3 trang 145 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng tính khử của các ion halogenua tăng dần theo chiều: F– < Cl– < Br– < I–.
-
Bài tập 4 trang 145 SGK Hóa học 10 nâng cao
Người ta có thể điều chế iot bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn NaI và MnO2. Hãy viết phương trình hóa học và chỉ rõ vai trò của từng chất trong phản ứng.
-
Bài tập 5 trang 145 SGK Hóa học 10 nâng cao
Khí hiđro, thu được bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl, đôi khi bị lẫn tạp chất là khí clo. Đề kiểm tra xem khí hiđro có lẫn clo hay không, người ta thổi khí đó qua một dung dịch có chứa kali iotua và tinh bột. Hãy giải thích vì sao người ta làm như vậy.
-
Bài tập 6 trang 145 SGK Hóa học 10 nâng cao
Theo tính toán của nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5.10-4 gam nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng cần dùng cho một người trong một ngày là bao nhiêu?