Bài tập 36.10 trang 81 SBT Hóa học 10
Trong mỗi cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn ?
a) Fe + dung dịch HCl 0,1M và Fe + dung dịch HCl 2M ở cùng một nhiệt độ.
b) Al + dung dịch NaOH 2M ở 25°C và Al + dung dịch NaOH 2M ở 50°C.
c) Zn (hạt) + dung dịch HCl 1M ở 25°C và Zn (bột) + dung dịch HCl 1M ở 25°C
d) Nhiệt phân riêng và nhiệt phân hỗn hợp KClO3 với MnO2
Hướng dẫn giải chi tiết bài 36.10
a) ở cùng một nhiệt độ, cặp chất Fe + dung dịch HCl 0,1M có tốc độ phản ứng xảy ra chậm hơn so với cặp chất Fe + dung dịch HCl 2M, do nồng độ HCl nhỏ hơn.
b) Hai cặp chất Al + dung dịch NaOH 2M ở 25 °C và Al + dung dịch NaOH 2M ở 50 °C chỉ khác nhau về nhiệt độ. Cặp chất thứ hai có nhiệt độ cao hơn nên có tốc độ phản ứng cao hơn.
c) Hai cặp chất Zn (hạt) + dung dịch HCl 1M ở 25 °C và Zn (bột) + dung dịch HCl 1M ở 25°C chỉ khác nhau về kích thước hạt. Cặp chất thứ hai có kích thước hạt nhỏ hơn, do đó có tổng diện tích bề mặt lớn hơn và tốc độ phản ứng cao hơn.
d) Nhiệt phân KClO3 và nhiệt phân hỗn hợp KClO3 với MnO2. Trường hợp thứ hai có xúc tác nên có tốc độ phản ứng cao hơn.
-- Mod Hóa Học 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 36.8 trang 80 SBT Hóa học 10
Bài tập 36.9 trang 81 SBT Hóa học 10
Bài tập 1 trang 202 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 202 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 202 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 202 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 202 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 6 trang 202 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 7 trang 203 SGK Hóa học 10 nâng cao
-
Cho \(Br_2 + HCOOH → 2HBr + CO_2\). Xác định xem nồng độ ban đầu của Br2 là bao nhiêu biết sau 50 giây nồng độ \(Br_2\) còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo \(Br_2\) là 4.104 mol (l.s)?
bởi Ngoc Tiên 28/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho A + 2B → C. Biết nồng độ đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ k = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ A giảm 0,2M.
bởi Thùy Trang 27/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho phương trình phản ứng :2A(k) + B (k) ↔ 2X (k) + 2Y(k) Người ta trộn 4 chất, mỗi chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Nồng độ B ở trạng thái cân bằng lần lượt là :
bởi Dương Quá 27/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho phương trình sau: \(N_2 (k) + 3H_2 (k) ↔ 2NH_3\) (k) Tăng nồng độ \(H_2\) lên hai lần (giữ nguyên nồng độ của \(N_2\) và nhiệt độ phản ứng) thì tốc độ tăng lên mấy lần?
bởi Nguyen Ngoc 28/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời