OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 5 trang 202 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 5 trang 202 SGK Hóa học 10 nâng cao

Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 5

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

- Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

-  Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.

-  Ảnh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.

-  Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

-- Mod Hóa Học 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 5 trang 202 SGK Hóa học 10 nâng cao HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • A La

    Xác định nhiệt cân bằng nhiệt và biến thiên entropy khi trộn 1g nước ở 0 độ C và 10g nước ở 100 độ C. Cho biết nhiệt nóng chảy của đá bằng 334,4 J/g và nhiệt dung diêng của nước bằng 4,18 J/g.k

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thiên Mai

    Xét ptpư: 2NO +O2 -> 2NO2. Tốc độ pư thay đổi ntn khi:
    a) Thể tích bình pư tăng gấp đôi.
    b) Thể tích bình pư giảm đi môt nửa.
    c) Tăng nồng độ oxi lên 4 lần.
    d) Giảm nồng độ NÒ xuống 2 lần.
    e) Nồng độ NO & O2 đều tăng lên 3 lần
    Giúp mình nha mn, thanks mn nhiuhihi

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Lê Viết Khánh

    tìm một số ví dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh hay chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm . 

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thu trang

    cho phản ứng :

                                            4CuO(r) \(\Leftrightarrow\) 2Cu2O(r) + O2(k)    ΔH > 0  

    Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu2O ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF